Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch Đầu tư
  • 1 5 4 7 0 5 5
    Hôm nay
    Hôm qua
    Tuần này
    Tuần trước
    Tháng này
    Tháng trước
    Tất cả các ngày
    18
    27
    57
    1546826
    670
    675
    1547055
    LIÊN KẾT WEB
  • Chính sách mới có hiệu lực hôm nay (10/12/2020)
  • Thời gian đăng: 10/12/2020 08:15:28 AM
  •  Xuất khẩu hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam phạt đến 100 triệu đồng

    Quy định này vừa được Chính phủ bổ sung tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

    Trước đó, vi phạm về hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam là hành vi mới phát sinh nhưng chưa có chế tài xử phạt. Do đó, tại Điều 17 Nghị định này, Chính phủ đã bổ sung mức phạt như sau:

    - Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng: Tang vật vi phạm có trị giá dưới 30 triệu đồng;

    - Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng: Tang vật vi phạm có trị giá dưới 50 triệu đồng;

    - Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng: Tang vật vi phạm có trị giá dưới 70 triệu đồng;

    - Phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng: Tang vật vi phạm có trị giá dưới 100 triệu đồng;

    - Phạt tiền từ 70 - 100 triệu đồng: Tang vật vi phạm có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.

    2/ Văn bản ủy quyền khiếu nại phải chứng thực hoặc công chứng

     Đây là nội dung mới được bổ sung tại Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.

    Theo đó, khoản 3 Điều 5 Nghị định này khẳng định:

    Việc ủy quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng.

    Trong đó, việc ủy quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gồm các trường hợp sau đây:

    - Ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Nếu người khiếu nại chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật thực hiện khiếu nại.

    - Cơ quan, tổ chức khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện này được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện khiếu nại.

    Như vậy, theo Nghị định này, người, tổ chức khiếu nại có thể ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện khiếu nại và việc ủy quyền này phải lập thành văn bản, có chứng thực hoặc công chứng.

    3/ Công ty mua bán nợ Việt Nam được chuyển nợ thành vốn góp

    Tại Nghị định 129/2020/NĐ-CP, Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam.

    Theo đó, Điều 16 Nghị định này quy định các hình thức xử lý nợ mua, tiếp nhận gồm:

    - Chuyển nợ thành vốn góp tại doanh nghiệp;

    - Nhận chuyển giao nghĩa vụ trả nợ từ bên nợ sang bên thứ ba;

    - Bán nợ theo các phương thức: đấu giá hoặc chào giá cạnh tranh, thỏa thuận trực tiếp với các tổ chức, cá nhân (không bao gồm bên nợ);

    - Quản lý, đầu tư, khai thác, xử lý tài sản bảo đảm (bao gồm cả tài sản nhận gán nợ) để thu hồi nợ…

    Những chính sách này đều có hiệu lực từ 10/12/2020.

  • Tác giả: Nguyễn Hương
  • Nguồn tin: luatvietnam.vn
  • ĐƯỜNG DÂY NÓNG
    Văn phòng Sở KH & ĐT
    0215.382.5409
    Phòng Đăng ký kinh doanh
    0215. 382.5896
    Trung tâm Xúc tiến đầu tư
    0215.383.8686
  • Thắp sáng đường quê