Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch Đầu tư
  • 1 5 4 7 0 5 5
    Hôm nay
    Hôm qua
    Tuần này
    Tuần trước
    Tháng này
    Tháng trước
    Tất cả các ngày
    18
    27
    57
    1546826
    670
    675
    1547055
    LIÊN KẾT WEB
  • Điện Biên hóa giải các “nút thắt” cho nhà đầu tư
  • Thời gian đăng: 30/11/2020 08:25:08 AM
  • Nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 Sở và các ngành, các cấp sẽ tích cực, chú trọng đến các vấn đề liên quan đến thủ tục, thỏa thuận về đất đai của các dự án.
  • Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động của đại dịch COVID -19 tới thu hút đầu tư của tỉnh, ông Nguyễn Phi Sông, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Điện Biên cho biết, các cơ quan chính quyền Điện Biên luôn bám sát nhà đầu tư, nếu phát hiện thấy “nút thắt” sẽ kịp thời thời tháo gỡ, đặc biệt là vấn để thủ tục.

    Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Sở đã chủ động bám sát, hướng dẫn các nhà đầu tư tiếp tục triển khai các dự án đã được cấp chủ trương trong năm 2019 và tham mưu cho tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án mới trong năm 2020. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế so với cùng kỳ năm trước.

    - Vậy, ông có thể cho biết cụ thể việc thu hút đầu tư 6 tháng đầu năm 2020 của Điện Biên?

    Tỉnh Điện Biên xác định du lịch - dịch vụ, đặc biệt là du lịch lịch sử với quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ và du lịch sinh thái với nhiều tiềm năng chưa được khai phá, sẽ tiếp tục là trọng tâm thu hút đầu tư để phát huy hiệu quả tối đa những lợi thế từ thiên nhiên ưu đãi.

     6 tháng đầu năm 2020, Sở KH&ĐT đã chủ trì thẩm định, trìnhUBND tỉnh quyết định chủ trương cho 5 dự án đầu tư theo Luật Đầu tư, với tổng vốn đầu tư khoảng 393,22 tỷ đồng (đạt khoảng 33% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm trước). Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, tổng số dự án được quyết định chủ trương là 13 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.189,95 tỷ đồng.

    - Theo các chuyên gia kinh tế, ngoài vấn đề địa lý thì hạ tầng giao thông là “nút thắt” khiến các nhà đầu tư chưa “mặn mà”. Tỉnh Điện Biên hóa giải vấn đề này ra sao, thưa ông?

    Là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc giáp với Lào và Trung Quốc, với địa hình chủ yếu là đồi núi… Tỉnh xác định du lịch, dịch vụ đặc biệt là du lịch lịch sử với quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với nhiều tiềm năng chưa được khai phá sẽ tiếp tục là những trọng tâm thu hút đầu tư. Từ đó, Điện Biên có thể phát huy hiệu quả tối đa của hệ thống suối nước nóng, hệ thống hồ nhân tạo, rừng nguyên sinh…

    Cùng với diện tích đất đồi khá lớn chưa được khai phá trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây Mắc ca, nhãn, vải và các loại cây có múi… là điều kiện thuận lợi để tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ. Nhằm phát huy tối đa các lợi thế và khắc phục các hạn chế, tỉnh cùng các cấp, các ngành trong tỉnh đang nỗ lực cải cách TTHC nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư đến đầu tư an cư, lạc nghiệp tại Điện Biên.

    - Theo ý kiến đánh giá của một số nhà đầu tư, Điện Biên vẫn còn các "nút thắt" thủ tục ở cấp chính quyền cơ sở, đặc biệt là ở cán bộ thực thi. Ông nhìn nhận vấn đề này ra sao?

    Với việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với Điện Biên, tỉnh đã thu hút được nhiều dự án của các nhà đầu tư trong nước với mức đầu tư đăng ký lên tới hàng nghìn tỷ đồng cho mỗi dự án. Cụ thể như: dự án trồng Mắc Ca kết hợp với trồng rừng, Dược liệu và xây dựng khu chế biến sản phẩm tại xã Phu Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; Dự án đầu tư trồng rừng Mắc Ca theo hướng công nghệ cao tại huyện Mường Nhé, và các dự án khác với số vốn đầu tư hàng trăm tỷ. Tuy nhiên, quá trình triển khai các dự án này còn gặp không ít khó khăn vướng mắc.

    Cụ thể, các dự án có phạm vi thu hồi đất lớn, có tính chất đặc thù phải có ý kiến của Chính phủ, bộ, ngành TƯ. Các dự án thủy điện cần có ý kiến thẩm định của Bộ Công Thương. Hơn nữa, công tác thỏa thuận hợp tác về đất đai với người dân gặp nhiều khó khăn, các cán bộ trực tiếp thực hiện cấp huyện, xã, chưa am hiểu về lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là các dự án do nhà đầu tư đề xuất…

    Vì vậy, hầu hết các dự án đầu tư của các nhà đầu tư đều chậm tiến độ do công tác thỏa thuận về đất đai và GPMB làm tăng chi phí không chính thức liên quan đến đất đai...

    - Để hóa giải "nút thắt" trên, tỉnh đã có những giải pháp nào, thưa ông?

    Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 Sở và các ngành, các cấp sẽ tích cực, chú trọng đến các vấn đề liên quan đến thủ tục, thỏa thuận về đất đai của các dự án. Đồng thời, chúng tôi sẽ chủ động cùng nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong công tác bồi thường GPMB... Hàng năm, tỉnh phối hợp với Bộ KH&ĐT tổ chức các lớp tập huấn về Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công cho các cán bộ để nâng cao trình độ trong công tác quản lý dự án.

    Ngoài ra, tỉnh tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách… rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước, theo hướng cắt giảm các khâu trung gian trong thực hiện dự án đầu tư.

    Đặc biệt, để thu hút đầu tư hơn, chúng tôi tiếp tục mong được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của TƯ trong việc bố trí các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, bố trí vốn hỗ trợ các doanh nghiệp, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ…

  • Tác giả: Khắc Lãng
  • Nguồn tin: enternews.vn
  • ĐƯỜNG DÂY NÓNG
    Văn phòng Sở KH & ĐT
    0215.382.5409
    Phòng Đăng ký kinh doanh
    0215. 382.5896
    Trung tâm Xúc tiến đầu tư
    0215.383.8686
  • Thắp sáng đường quê