Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch Đầu tư
  • 1 5 4 7 0 5 5
    Hôm nay
    Hôm qua
    Tuần này
    Tuần trước
    Tháng này
    Tháng trước
    Tất cả các ngày
    18
    27
    57
    1546826
    670
    675
    1547055
    LIÊN KẾT WEB
  • BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ ĐẦU TƯ NĂM 2018
  • Thời gian đăng: 01/10/2019 05:45:13 PM
  • \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n

    \r\n I. TÌNH HÌNH BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN CÁC CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ THEO THẨM QUYỀN

    \r\n

    \r\n Các văn bản hướng dẫn được ban hành trong kỳ báo cáo, bao gồm:

    \r\n

    \r\n 1. Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 12/11/2018 của Quốc hội về triển khai thực hiện Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21 tháng 10 năm 2017 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT);

    \r\n

    \r\n 2. Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/05/2018 của Chính phủ về Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

    \r\n

    \r\n 3. Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

    \r\n

    \r\n 4. Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/09/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư công và số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;

    \r\n

    \r\n 5. Thông tư số 81/2018/TT-BTC ngày 28/8/2018 của Bộ Tài Chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của luật đầu tư và nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;

    \r\n

    \r\n 6. Thông tư số 88/2018/TT-BTC ngày 28/09/2018 của Bộ Tài Chính thông tư quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư;

    \r\n

    \r\n 7. Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

    \r\n

    \r\n 8. Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài Chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

    \r\n

    \r\n Đánh giá sơ bộ hiệu quả và tác động của các văn bản hướng dẫn được ban hành đối với việc quản lý đầu tư: Đến thời điểm hiện tại các văn bản QPPL hướng dẫn liên quan đến quản lý đầu tư đã cơ bản ban hành đầy đủ. Trong kỳ báo cáo, Chính phủ và các Bộ, ngành chủ yếu ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn sửa đổi thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành TW và địa phương khẩn trương thực hiện và hành động để hoàn thành thắng lợi mục tiêu kế hoạch đã đặt ra;

    \r\n

    \r\n Các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến đầu tư; hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công để chấn chỉnh các hoạt động đầu tư, phê duyệt chủ trương tuân thủ chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần hoàn thiện môi trường cho hoạt động đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển.

    \r\n

    \r\n II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ QUY HOẠCH

    \r\n

    \r\n 1. Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý

    \r\n

    \r\n Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 555/QĐ-TTg ngày 16/5/2018 của Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

    \r\n

    \r\n UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 (Hợp phần II: Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV) tại QĐ số 554/QĐ-UBND ngày 09/07/2018 của UBND tỉnh.

    \r\n

    \r\n Hoàn thành quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu vực dọc trục đường Võ Nguyên Giáp đến sông Nậm Rốm thuộc phường Nam Thanh - Thành phố Điện Biên Phủ và khu vực phía Tây sông Nậm Rốm thuộc xã Thanh Hưng - huyện Điện Biên; Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hiện hữu thành phố Điện Biên Phủ từ đồi E đến cầu Trắng; Quy hoạch chung huyện Mường Nhé; Lập nhiệm vụ quuy hoạch phân khu Tây Bắc gắn với quy hoạch Cảng hàng không Điện Biên.

    \r\n

    \r\n 2. Việc quản lý thực hiện các quy hoạch theo quy định

    \r\n

    \r\n - Các quy hoạch về xây dựng đều thực hiện quản lý theo phân cấp, trên địa bàn không có quy hoạch nào vi phạm về công tác quản lý quy hoạch. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, UBND các cấp tổ chức hội nghị để công bố quy hoạch và tuyên truyền rộng rãi, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, ban hành văn bản hướng dẫn, quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch, qua đó đã kịp thời ngăn chặn và chấn chính mọi hoạt động xây dựng vi phạm đến quy hoạch.

    \r\n

    \r\n - Công tác quản lý quy hoạch đô thị đã được các cấp, các ngành chú trọng. Ngay sau khi đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt, chủ đầu tư phải tổ chức công bố công khai nội dung đồ án quy hoạch, kế hoạch thực hiện, thứ tự các công trình ưu tiên cần được đầu tư xây dựng theo các giai đoạn ngắn hạn - dài hạn, theo lộ trình đã được đặt ra... bằng cách thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân vùng quy hoạch biết để thực hiện và giám sát thực hiện.

    \r\n

    \r\n - Tất cả các quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt đều có sự tham gia ý kiến của các ngành và các cấp bằng văn bản từ bước lập và phê duyệt nhiệm vụ đề cương đến bước lập và phê duyệt quy hoạch, do đó các quy hoạch được phê duyệt cơ bản đảm bảo tính thống nhất với các quy hoạch đã được phê duyệt trước đó và đang có hiệu lực thi hành.

    \r\n

    \r\n - Việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương về công tác quy hoạch cơ bản thống nhất, đồng bộ, tạo sự thông suốt trong quá trình áp dụng trong thực tế.

    \r\n

    \r\n - Các quy hoạch đã được phê duyệt đều bám sát theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là cơ sở, căn cứ phục vụ cho công tác lập dự án đầu tư và quản lý các cơ quan nhà nước.

    \r\n

    \r\n 3. Các vướng mắc chính và kiến nghị biện pháp giải quyết

    \r\n

    \r\n - Công tác quy hoạch xây dựng vẫn còn một số vướng mắc về công tác GPMB; việc lấy ý kiến góp ý quy hoạch, thủ tục trình thẩm định, phê duyệt mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ quy hoạch.

    \r\n

    \r\n - Vướng mắc chồng chéo với Luật Đất đai, Luật Đầu tư công và Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản và Luật xây dựng, Luật tổ chức chính quyền địa phương.

    \r\n

    \r\n - Chế độ chính sách áp dụng cho các quy hoạch ngành, lĩnh vực so với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội chưa phù hợp và chưa có mức quy định cụ thể. Nên một số quy hoạch lĩnh vực có kinh phí xây dựng rất cao.

    \r\n

    \r\n - Nguồn nhân lực làm công tác quy hoạch ở các cấp còn thiếu, yếu và mỏng.

    \r\n

    \r\n - Một số quy hoạch, Tỉnh còn lúng túng trong quá trình xác định, phân loại có thuộc diện quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ hay không.

    \r\n

    \r\n III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ

    \r\n

    \r\n - Tổng hợp số liệu về kế hoạch vốn đầu tư năm 2018: 2.700.345 triệu đồng;

    \r\n

    \r\n - Tình hình thực hiện vốn đầu tư trong kỳ (giá trị khối lượng thực hiện): 2.088.320 triệu đồng;

    \r\n

    \r\n - Kết quả giải ngân vốn đầu tư trong kỳ: 2.088.320 triệu đồng;

    \r\n

    \r\n - Tình hình nợ đọng vốn đầu tư: Không có

    \r\n

    \r\n - Tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư: Không có

    \r\n

    \r\n  (Kèm theo phụ biểu 01)

    \r\n

    \r\n IV. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ CÔNG

    \r\n

    \r\n 1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư: Việc triển khai thực hiện lập thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư đã tuân thủ theo đúng quy định của Nghị định 136/2015/NĐ-CP; Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/09/2018 của Chính phủ.

    \r\n

    \r\n 2. Việc lập, thẩm định, phê duyệt đầu tư chương trình: Tỉnh Điện Biên chưa có chương trình riêng.

    \r\n

    \r\n 3. Tình hình thực hiện các chương trình.

    \r\n

    \r\n a) Việc quản lý thực hiện chương trình: Quản lý thống nhất theo từng nguồn vốn và kế hoạch giao vốn đầu năm, phân cấp quản lý về địa phương.

    \r\n

    \r\n b) Việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án thành phần thuộc chương trình: Thực hiện đúng theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương cho từng chương trình cụ thể.

    \r\n

    \r\n c) Tình hình thực hiện chương trình: Thực hiện đúng tiến độ các chương trình của Chính phủ đề ra.

    \r\n

    \r\n d) Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư chủ yếu hỗ trợ từ Trung ương, trong khi vốn huy động và đối ứng của huyện, xã không có.

    \r\n

    \r\n  (Kèm theo phụ biểu 02)

    \r\n

    \r\n V. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

    \r\n

    \r\n 1. Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư: Thực hiện Luật Đầu tư công; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Các đơn vị chủ đầu tư đã thực hiện các bước theo đúng quy định. Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, trình các ngành chuyên môn thẩm định để trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư theo từng dự án. Các dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm, phù hợp với khả năng cân đối các nguồn vốn.

    \r\n

    \r\n 2. Việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư: Tuân thủ Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP 31/12/2015 (đối với dự án không có cấu phần xây dựng). Các chủ đầu tư đã tổ chức lựa chọn các đơn vị tư vấn có đủ năng lực để thực hiện lập dự án đầu tư; trình các ban ngành, cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự án các bước theo đúng quy định trong xây dựng cơ bản, đảm bảo chặt chẽ, thuận lợi cho giai đoạn lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán.

    \r\n

    \r\n 3. Tình hình lập, thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán: Nhìn chung các dự án thực hiện đúng trình tự, đảm bảo tiến độ đề ra; khi có Quyết định phê duyệt dự án, lựa chọn đơn vị tư vấn tiến hành lập thiết kế - dự toán để trình các ban ngành thẩm định và phê duyệt. Tuy nhiên, đối với một số dự án có tính chất phức tạp, năng lực đơn vị tư vấn trên địa bàn còn hạn chế, hồ sơ thiết kế - dự toán phải điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

    \r\n

    \r\n 4. Tình hình thực hiện dự án và giao kế hoạch vốn đầu tư năm 2018:

    \r\n

    \r\n 4.1. Tình hình thực hiện dự án đầu tư

    \r\n

    \r\n Nhìn chung các dự án triển khai đảm bảo tiến độ đề ra; Công tác thẩm định đảm bảo chất lượng luôn đặt lên hàng đầu, thực hiện theo đúng quy định về quản lý chất lượng công trình, thi công đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ và có sự giám sát chặt chẽ về mặt kỹ thuật, chất lượng thi công từng hạng mục công trình. Hợp đồng với các đơn vị chuyên môn để kiểm định chất lượng các hạng mục công trình. Thành lập Ban quản lý xây dựng công trình, tổ giám sát của chủ đầu tư, tổ nghiệm thu phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách phần hành công việc phù hợp để phát huy hiệu quả công tác quản lý dự án.

    \r\n

    \r\n Tổ chức nghiệm thu khối lượng chặt chẽ thực tế tại công trình hoàn thành theo từng hạng mục mới giải ngân; có khối lượng nghiệm thu mới giải ngân, theo báo cáo của Chủ đầu tư không có trường hợp nghiệm thu khống.

    \r\n

    \r\n 4.2. Tình hình giao kế hoạch vốn đầu tư năm 2018

    \r\n

    \r\n Tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2018 do địa phương quản lý là 2.750 tỷ 345 triệu đồng (trong đó: Vốn được giao năm 2018 là 2.458 tỷ 798 triệu đồng, vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân từ năm 2017 sang năm 2018 là 241 tỷ 546 triệu đồng). Đến thời điểm báo cáo UBND tỉnh Điện Biên đã triển khai thực hiện giải ngân (đến ngày 31/01/2019) là 2.088 tỷ 320 triệu đồng, đạt 77,34% so với kế hoạch vốn giao, cụ thể như sau:

    \r\n

    \r\n 1. Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương: Tổng số vốn đầu tư phát triển nguồn cân đối ngân sách địa phương năm 2018 là 643 tỷ 367 triệu đồng (trong đó: Vốn được giao từ năm 2018 là 628 tỷ 530 triệu đồng, vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân từ năm 2017 sang năm 2018 là 14 tỷ 837 triệu đồng). Lũy kế số vốn đã giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2019 là 556 tỷ 640 triệu đồng, đạt 87% kế hoạch vốn giao.

    \r\n

    \r\n 2. Nguồn vốn ngân sách trung ương: Tổng số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương năm 2018 là 2.056 tỷ 977 triệu đồng (trong đó: Vốn được giao năm 2018 là 1.830 tỷ 268 triệu đồng, vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân từ năm 2017 sang năm 2018 là 226 tỷ 709 triệu đồng). Lũy kế số vốn đã giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2019 là 1.529 tỷ 105 triệu đồng, đạt 74% kế hoạch vốn, cụ thể như sau:

    \r\n

    \r\n - Vốn đầu tư theo các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2018 là 445 tỷ 777 triệu đồng (trong đó: Vốn được giao năm 2018 là 414 tỷ 169 triệu đồng, vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân từ năm 2017 sang năm 2018 là 31 tỷ 608 triệu đồng). Lũy kế số vốn đã giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2019 là 416 tỷ 021 triệu đồng, đạt 93% kế hoạch vốn giao.

    \r\n

    \r\n - Vốn đầu tư theo các Chương trình mục tiêu năm 2018 là 254 tỷ 058 triệu đồng (trong đó: Vốn được giao từ năm 2018 là 225 tỷ đồng, vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân từ năm 2017 sang năm 2018 là 29 tỷ 058 triệu đồng). Lũy kế số vốn đã giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2019 là 221 tỷ 946 triệu đồng, đạt 87% kế hoạch vốn.

    \r\n

    \r\n - Vốn đầu tư Chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTG năm 2018 là 41 tỷ 100 triệu đồng. Lũy kế số vốn đã giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2019 là 34 tỷ 988 triệu đồng, đạt 85% kế hoạch vốn.

    \r\n

    \r\n - Nguồn dự phòng từ NSTW tổng số vốn năm 2018 được giao là 235 tỷ 800 triệu đồng (trong đó: Vốn được giao từ năm 2018 là 185 tỷ 800 triệu đồng, vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân từ năm 2017 sang năm 2018 là 50 tỷ đồng). Lũy kế số vốn đã giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2019 là 169 tỷ 999 triệu đồng, đạt 72% kế hoạch vốn.

    \r\n

    \r\n - Vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018 là 809 tỷ 083 triệu đồng (trong đó: Vốn được giao từ đầu năm 2018 là 693 tỷ 040 triệu đồng, vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân từ năm 2017 sang năm 2018 là 116 tỷ 043 triệu đồng). Lũy kế số vốn đã giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2019 là 505 tỷ 454 triệu đồng, đạt 62% kế hoạch vốn. Trong đó:

    \r\n

    \r\n + Vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải năm 2018 bố trí cho 01 dự án Đường Na Sang (Km146+200/QL.12) - TT. xã Huổi Mí - Nậm Mức (Km452+300/QL.6) - Thị trấn Tủa Chùa - Huổi Lóng, tỉnh Điện Biên (Phân đoạn  TT. Tủa Chùa - Nậm Mức  - Huổi Mí) là 520 tỷ 588 triệu đồng (trong đó: Vốn được giao năm 2018 là 480 tỷ 876 triệu đồng, vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân từ năm 2017 sang năm 2018 là 39 tỷ 712 triệu đồng). Lũy kế số vốn đã giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2019 là 254 tỷ 554 triệu đồng, đạt 49% kế hoạch vốn giao.

    \r\n

    \r\n + Vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho Chương trình KCH trường lớp học mầm non, tiểu học năm 2018 bố trí cho 70 dự án với tổng vốn đầu tư là 288 tỷ 495 triệu đồng (trong đó: Vốn được giao năm 2018 là 212 tỷ 164 triệu đồng, vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân từ năm 2017 sang năm 2018 là 76 tỷ 331 triệu đồng). Lũy kế số vốn đã giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2019 là 250 tỷ 900 triệu đồng, đạt 87% kế hoạch vốn giao.

    \r\n

    \r\n - Vốn nước ngoài năm 2018 là 271 tỷ 159 triệu đồng. Lũy kế số vốn đã giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2019 là 183 tỷ 272 triệu đồng, đạt 67,59% kế hoạch vốn.

    \r\n

    \r\n 5. Tình hình khai thác, vận hành dự án đã hoàn thành: Với các dự án hoàn thành, các ban ngành có liên quan tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Đơn vị được nhận bàn giao công trình trực tiếp khai thác, vận hành và sử dụng công trình. Các công trình đưa vào sử dụng phát huy được hiệu quả.

    \r\n

    \r\n  (Kèm theo phụ biểu 03)

    \r\n

    \r\n VI. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KHÁC

    \r\n

    \r\n 1. Việc thực hiện thủ tục đề nghị quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Có 25 dự án được cấp có thẩm quyền Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó 02 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 05 lượt dự án.

    \r\n

    \r\n 2. Tiến độ thực hiện dự án và tiến độ thực hiện mục tiêu của dự án: Các dự án thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, nhà ở, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, cơ bản đảm bảo tiến độ đã cam kết còn lại đa số các dự án thuộc lĩnh vực về thủy điện đều chậm tiến độ.

    \r\n

    \r\n 3. Tiến độ góp vốn đầu tư, vốn điều lệ, góp vốn pháp định (đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có yêu cầu phải có vốn pháp định) cơ bản đảm bảo theo quy định của pháp luật.

    \r\n

    \r\n 4. Tình hình khai thác, vận hành dự án: kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động: các nhà đầu tư chưa thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước.

    \r\n

    \r\n 5. Việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định: các dự án đầu tư chấp hành tốt các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định.

    \r\n

    \r\n 6. Việc thực hiện quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có): Đa số các dự án chưa thực hiện việc báo cáo giám sát đánh giá đầu tư theo quy định.

    \r\n

    \r\n 7. Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: đảm bảo theo quy định của pháp luật.

    \r\n

    \r\n 8. Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư: Các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư đều đã được chứng nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chủ trương đầu tư.

    \r\n

    \r\n  (Chi tiết tại Phụ biểu số 05)

    \r\n

    \r\n VII. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

    \r\n

    \r\n  1. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo: Qua tổng hợp báo cáo của các chủ đầu tư đã có cải thiện hơn so với các năm. Các đơn vị  cơ bản đã báo cáo theo biểu mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông tin báo cáo cơ bản khái quát được quá trình triển khai dự án, tuy nhiên số liệu còn thiếu so với yêu cầu, rất khó khăn khi tổng hợp báo cáo, hầu hết các Chủ đầu tư, các đơn vị không thực hiện Báo cáo tổng thể giám sát, đánh giá thực hiện dự án đầu tư lên Hệ thống thông tin quốc gia về Giám sát, đánh giá đầu tư.

    \r\n

    \r\n 2. Đánh giá chất lượng của các báo cáo: Một số báo cáo giám sát của các đơn vị chưa có thông tin được đầy đủ; nội dung phần thuyết minh còn sơ sài, nên khó khăn cho công tác tổng hợp.

    \r\n

    \r\n  Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác hầu hết các chủ đầu tư không gửi báo cáo tình hình thực hiện của các dự án, do vậy không có số liệu để tổng hợp vào Phụ biểu 01.

    \r\n

    \r\n 3. Các vướng mắc chính và kiến nghị các biện pháp giải quyết: Công tác giám sát, đánh giá đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế nhất thực hiện công tác báo cáo theo các biểu mẫu quy định  và cập nhật lên hệ thống giám sát theo Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cần phải quy định rõ hơn những dự án nào thì phải thực hiện báo cáo theo mẫu và có hướng dẫn nội dung báo cáo cụ thể hơn.

    \r\n

    \r\n VIII. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG

    \r\n

    \r\n 1. Tình hình triển khai công tác giám sát đầu tư của cộng đồng: UBND cấp xã đã thành lập các Ban giám sát cộng đồng ở các xã, thị trấn chịu trách nhiệm giám sát các công trình từ khởi công đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

    \r\n

    \r\n 2. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của Ủy ban MTTQ các cấp: Các đơn vị chưa thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

    \r\n

    \r\n 3. Đánh giá chất lượng của các báo cáo: Không có báo cáo.

    \r\n

    \r\n 4. Các phát hiện chính của công tác giám sát đầu tư của cộng đồng: Chưa thấy báo cáo sai phạm

    \r\n

    \r\n (Kèm theo phụ biểu 06)

    \r\n

    \r\n IX. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

    \r\n

    \r\n 1. Các đề xuất về đổi mới cơ chế, chính sách, điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành

    \r\n

    \r\n - Hướng dẫn, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để các địa phương nắm bắt kịp thời nội dung của cơ chế để thực hiện công tác đánh giá đầu tư được tốt và đi vào nề nếp.

    \r\n

    \r\n - Để thực hiện tốt công tác Báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư theo Thông tư 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015; Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định về chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn đến các chủ đầu tư để thực hiện có hiệu quả.

    \r\n

    \r\n 2. Các đề xuất về tổ chức thực hiện

    \r\n

    \r\n - Trong thời gian tới đề nghị Bộ Kế hoạch, Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn cụ thể về mức chi của từng cấp giám sát để thuận lợi trong việc lập dự toán và quyết toán các khoản chi liên quan đến công tác tổ chức giám sát đánh giá đầu tư.

    \r\n

    \r\n - Công tác giám sát, đánh giá đầu tư rất phức tạp, phải theo dõi thường xuyên và cập nhật, vì vậy tổ chức GSĐGĐT phải có tính độc lập, khách quan mới đạt được hiệu quả cao, kiến nghị cụ thể quy định biên chế con người cho các đơn vị liên quan thực hiện công tác này, nhất là các đơn vị quản lý nhà nước.

    \r\n \r\n
  • Tác giả:
  • Nguồn tin:
  • ĐƯỜNG DÂY NÓNG
    Văn phòng Sở KH & ĐT
    0215.382.5409
    Phòng Đăng ký kinh doanh
    0215. 382.5896
    Trung tâm Xúc tiến đầu tư
    0215.383.8686
  • Thắp sáng đường quê