Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch Đầu tư
  • 1 5 4 7 0 5 5
    Hôm nay
    Hôm qua
    Tuần này
    Tuần trước
    Tháng này
    Tháng trước
    Tất cả các ngày
    18
    27
    57
    1546826
    670
    675
    1547055
    LIÊN KẾT WEB
  • Tình hình triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Thời gian đăng: 01/10/2019 11:50:55 PM
  • \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n

    \r\n  

    \r\n
      \r\n
    1. \r\n CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
    2. \r\n
    \r\n

    \r\n A.1 CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

    \r\n

    \r\n I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

    \r\n

    \r\n 1. Công tác kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình

    \r\n

    \r\n UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 599/QĐ-UBND, ngày 28/4/2016 về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, theo đó Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Điện Biên gồm 34 thành viên; trong đó, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng Ban Chỉ đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp PTNT làm phó Trưởng ban thường trực Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Giám đốc Sở Lao động - TB&XH làm phó Trưởng ban thường trực Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

    \r\n

    \r\n Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 24/7/2017 và Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 01/2/2019 về việc bổ sung nhiệm vụ và thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 tỉnh Điện Biên.

    \r\n

    \r\n 2. Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình

    \r\n

    \r\n Thực hiện Quyết định số 1772/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và các văn bản hướng dẫn của Trung ương; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành các văn bản chỉ đạo để làm cơ sở cho các Sở, ban ngành, các huyện, thị xã, thành phố triển khai triển khai thực hiện như: Kết luận số 05-KL/TU ngày 30/6/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 18/11/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh (Khóa XII) về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 32/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ngày 14/10/2016 về Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 15/11/2016 của UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt Chương trình giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020.

    \r\n

    \r\n II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

    \r\n

    \r\n 1. Chương trình 30a (Dự án 1)

    \r\n

    \r\n 1.1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng huyện nghèo (Tiểu dự án 1)

    \r\n

    \r\n - Trong giai đoạn 2016-2018, nguồn vốn Ngân sách Trung ương bố trí để thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo là 448.117,6 triệu đồng, trong đó: Chương trình 30a trên địa bàn 5 huyện nghèo (Mường Nhé, Mường Ảng, Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Nậm Pồ) là 358.438 triệu đồng; Chương trình 293 trên địa bàn 2 huyện nghèo (Mường Chà và Tuần Giáo) là 90,168,7 triệu đồng.

    \r\n

    \r\n  Kết quả đạt được: Chương trình 30a sau khi ưu tiên bố trí vốn cho mục tiêu hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo nhu cầu đăng ký của của các huyện, số vốn còn lại đã thực hiện đầu tư cho 95 công trình (bao gồm 42 công trình giao thông, 23 công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, 30 công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa xã, điện sinh hoạt, chợ trung tâm xã); Chương trình 293 đã thực hiện đầu tư cho 17 công trình (bao gồm 09 công trình giao thông, 05 công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, 03 công trình trường học, trạm y tế); với tổng kinh phí thực hiện giải ngân 431.492,9 triệu đồng, đạt 96,3% kế hoạch (trong đó: CT 30a là 345.481,8 triệu đồng, đạt 96,4% KH; CTr 293 là 86.011,1 triệu đồng, đạt 95,4% KH).

    \r\n

    \r\n 1.2. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo (Tiểu dự án 3)

    \r\n

    \r\n Trong giai đoạn 2016-2018, kế hoạch vốn giao để triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo là 138.166 triệu đồng. Một số chính sách hỗ trợ đã triển khai thực hiện như sau:

    \r\n

    \r\n - Thực hiện hỗ trợ thông qua khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất cho 1.293 lượt hộ, cộng đồng dân cư với diện tích 6.879,69 ha rừng, kinh phí thực hiện 20.595,48 triệu đồng;

    \r\n

    \r\n - Thực hiện hỗ trợ khai hoang, phục hóa và tạo ruộng bậc thang cho trên 1.483 lượt hộ với diện tích hơn 382,08 ha, kinh phí thực hiện 3.852,64 triệu đồng;

    \r\n

    \r\n - Thực hiện hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao cho 10.347 hộ, với kinh phí 88.906,51 triệu đồng.

    \r\n

    \r\n 1.3. Chính sách hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Tiểu dự án 4)

    \r\n

    \r\n Trong 03 năm (2016-2018), tổng kinh phí thực hiện dự án hỗ trợ lao động huyện nghèo đi xuất khẩu lao động là 4.244 triệu đồng. Trong 03 năm có 58 lao động tại các huyện nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

    \r\n

    \r\n 2. Chương trình 135 (Dự án 2)

    \r\n

    \r\n 2.1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng xã, thôn bản đặc biệt khó khăn (Tiểu dự án 1)

    \r\n

    \r\n a) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng

    \r\n

    \r\n - Tổng vốn kế hoạch giao: 320.486 triệu đồng

    \r\n

    \r\n - Thực hiện: Đầu tư xây dựng 215 công trình (trong đó: 141 công trình giao thông, 42 công trình thủy lợi, 10 công trình trường lớp học và các công trình phụ trợ, 11 công trình nhà văn hóa, 09 công trình điện sinh hoạt, 02 công trình nước sinh hoạt); với tổng kinh phí thực hiện 304.460 triệu đồng, đạt 95% kế hoạch.

    \r\n

    \r\n b) Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng

    \r\n

    \r\n - Tổng vốn kế hoạch giao: 19.196 triệu đồng

    \r\n

    \r\n - Thực hiện: 48 công trình (trong đó: 18 công trình giao thông, 14 công trình thủy lợi, 16 công trình nước sinh hoạt và một số công trình cấp thiết khác trên địa bàn tỉnh); với tổng kinh phí thực hiện 15.986 triệu đồng, đạt 83,3% kế hoạch.

    \r\n

    \r\n 2.2. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo (Tiểu dự án 2)

    \r\n

    \r\n - Tổng vốn kế hoạch giao: 83.542 triệu đồng

    \r\n

    \r\n - Thực hiện: Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất; hỗ trợ nhân rộng 14 mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến cho 293 hộ tham gia; hỗ trợ mua sắm 555 bộ thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản cho hộ và nhóm hộ với kinh phí thực hiện 80.466 triệu đồng, đạt 96,3% kế hoạch.

    \r\n

    \r\n 2.3. Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (của Tiểu dự án 3)

    \r\n

    \r\n - Tổng vốn kế hoạch giao: 9.773 triệu đồng

    \r\n

    \r\n - Thực hiện: Mở 51 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng với hơn 4.602 lượt người tham gia; 22 lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở với hơn 1.519 lượt người tham gia. Kinh phí thực hiện 8.867,07 triệu đồng, đạt 90,7% kế hoạch.

    \r\n

    \r\n 3. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo (Dự án 3)

    \r\n

    \r\n Trong 03 năm 2016-2018 nguồn vốn thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 135 và Chương trình 30a là 1.974 triệu đồng. Kinh phí thực hiện 1.167,01 triệu đồng, đạt 59,1% kế hoạch.

    \r\n

    \r\n Kết quả thực hiện mô hình nhân rộng cho 100 hộ, thực hiện 01 mô hình chăn nuôi bò sinh sản, 01 mô hình chăn nuôi gà lai chọi với kinh phí thực hiện 643,01 triệu đồng; năm 2018 nhân rộng 03 mô hình giảm nghèo, kinh phí 113 triệu đồng; thực hiện dự án hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất cho 38 hộ, hỗ trợ 17 con bò cái sinh sản với kinh phí thực hiện là 335 triệu đồng; năm 2018, hỗ trợ giống cây lương thực cho 08 hộ nghèo, kinh phí 6 triệu đồng; hỗ trợ giống cây ăn quả cho 2 hộ nghèo, kinh phí 12 triệu đồng;  hỗ trợ 05 con bò gia súc cho 05 hộ nghèo, kinh phí 58 triệu đồng.

    \r\n

    \r\n 4. Chính sách truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về giảm nghèo và chính sách giảm nghèo về thông tin (Dự án 4)

    \r\n

    \r\n Trong 03 năm 2016-2018 nguồn vốn Trung ương phân bổ thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin là 1.855 triệu đồng, kết quả thực hiện 1.656,45 triệu đồng, đạt 87,38% kế hoạch.

    \r\n

    \r\n 5. Chính sách nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình (Dự án 5)

    \r\n

    \r\n Trong 03 năm 2016-2018 nguồn vốn Trung ương phân bổ thực hiện dự án nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình là 1.810 triệu đồng, kết quả thực hiện 1.581,57 triệu đồng, đạt 87,38% kế hoạch.

    \r\n

    \r\n III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

    \r\n

    \r\n  - Về huyện nghèo: Đầu năm 2016, tỉnh Điện Biên có 05 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và 02 huyện theo Quyết định số 293/QĐ-TTg (huyện hưởng 70% chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng huyện nghèo). Đến nay tỉnh có 07 huyện nghèo giai đoạn 2017-2020, trong đó 05 huyện nghèo nhóm 1, 02 huyện nghèo nhóm 2.

    \r\n

    \r\n - Về xã đặc biệt khó khăn: Đầu năm 2016, tỉnh Điện Biên có 98 đặc biệt khó khăn thụ hưởng Chương trình 135. Đến nay, theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Điện Biên có 103 xã của 08 huyện thuộc Chương trình 135, tăng 05 xã so với năm 2016([1]).

    \r\n

    \r\n - Đến cuối năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 37,08% giảm bình quân 3,68%/năm đạt mục tiêu của Nghị quyết (mục tiêu Nghị quyết giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm).

    \r\n

    \r\n - Hiện nay toàn tỉnh có 130/130 xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó có 120/130 xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được quanh năm, đạt 92,31% mục tiêu của Nghị quyết (mục tiêu Nghị quyết đến năm 2020, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm đi lại được quanh năm).

    \r\n

    \r\n - Hiện nay toàn tỉnh có 130/130 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia, đạt mục tiêu của Nghị quyết đến năm 2020 (mục tiêu đạt 100%); Đến hết năm 2018 tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện là 90,0%, chưa đạt mục tiêu của Nghị quyết đến năm 2020 (mục tiêu của Nghị quyết đạt 98%).

    \r\n

    \r\n - Về giáo dục: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,77%, đạt mục tiêu của Nghị quyết; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt trên 97,32%, đạt mục tiêu của Nghị quyết; đến tháng 12/2018 toàn tỉnh có 326/498 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia chiếm 65,46%, (đạt mục tiêu của Nghị quyết có trên 60%).

    \r\n

    \r\n - Về y tế: Hiện nay toàn tỉnh có 12,4 bác sỹ/vạn dân đạt mục tiêu của Nghị quyết (mục tiêu của Nghị quyết 11 bác sỹ/vạn dân); tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vác xin là 92,3%, chưa đạt mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu của Nghị quyết là 94%); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể cân nặng/tuổi) còn 16,63% chưa đạt mục tiêu của Nghị quyết (mục tiêu của Nghị quyết xuống còn 10%); tỷ lệ số xã phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế 64,6%, chưa đạt mục tiêu của Nghị quyết đến năm 2020 (mục tiêu của Nghị quyết là trên 80%).

    \r\n

    \r\n - Về đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Giai đoạn 2016-2018, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 8.000 lao động, đạt mục tiêu của Nghị quyết đến năm 2020 (mục tiêu của Nghị quyết mỗi năm đào tạo nghề cho 7.800 - 8.200 lao động); tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2018 là 52,16%, chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đến năm 2020 (mục tiêu Nghị quyết là 58,6%); tạo việc làm mới trong năm 2018 cho 9.528 lao động, vượt so với mục tiêu đề ra là 8.600 lao động/năm.

    \r\n

    \r\n IV. TỒN TẠI, KHÓ KHĂN

    \r\n

    \r\n - Tuy đã đạt được những mặt tích cực nhưng kết quả giảm nghèo trên địa bàn chưa thực sự bền vững. Chênh lệch thu nhập giữa các hộ, nhóm hộ, các vùng, các dân tộc còn cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố gia tăng khoảng cách. Một bộ phận người dân còn ỷ lại, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, chưa quyết tâm vươn lên thoát nghèo.

    \r\n

    \r\n - Nguồn vốn ngân sách Trung ương để thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trong những năm qua bố trí còn thấp, ngân sách tỉnh hạn hẹp, việc huy động, lồng ghép các nguồn lực khác trên địa bàn còn hạn chế.

    \r\n

    \r\n - Một số văn bản của các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ban hành chậm, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững([2]).

    \r\n

    \r\n - Công tác chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các xã triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo tuy đã được quan tâm, nhưng chưa có giải pháp hiệu quả, còn chưa phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của từng địa bàn. Trình độ năng lực của cán bộ, công chức cấp xã không đồng đều, hay thay đổi, luân chuyển cán bộ mới vì vậy mất nhiều thời gian cho công tác cập nhật thông tin và làm quen công việc.

    \r\n

    \r\n             V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

    \r\n

    \r\n - Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương: Tăng nguồn vốn ngân sách Trung ương để thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2018-2020, giảm bớt chính sách trợ cấp cho không, chính sách hỗ trợ nhỏ lẻ tạo tâm lý chông chờ, ỷ lại và tốn kém chi phí triển khai thực hiện.

    \r\n

    \r\n - Để hình thành được các nhóm, tổ hợp tác sản xuất cùng nhau hỗ trợ và liên kết phát triển, thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 theo hướng, mở rộng đối tượng hỗ trợ cho cả hộ không nghèo, có kiến thức khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất khi tham gia dự án (tỷ lệ hộ không nghèo tham gia dự án không quá 20%), do chính các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong nhóm đề nghị. Mức hỗ trợ cho hộ không nghèo bằng mức hỗ trợ cho hộ mới thoát nghèo.

    \r\n

    \r\n - Đề nghị các bộ, ngành Trung ương sớm hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo đa chiều theo Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 31/5/2018 của Chính phủ.

    \r\n

    \r\n - Phân cấp và trao quyền cho các địa phương: Trung ương ban hành chính sách khung và giao ngân sách tổng thể trung hạn; cấp tỉnh quyết định các chính sách cụ thể, phương thức thực hiện và phân khai ngân sách cho cấp huyện; cấp huyện quyết định các hoạt động hỗ trợ hoặc công trình được đầu tư trên cơ sở đề nghị của cấp xã, cộng đồng dân cư (theo hướng cơ chế hỗ trợ trọn gói và ưu tiên xã làm chủ đầu tư).

    \r\n

    \r\n A.2 CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020

    \r\n

    \r\n I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

    \r\n

    \r\n 1. Công tác kiện toàn bộ máy chỉ đạo, điều hành và hệ thống cơ quan tham mưu, giúp việc tổ chức quản lý và triển khai Chương trình ở các cấp

    \r\n

    \r\n - Cấp tỉnh: Đã kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh và ban hành quy chế, phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020 tại các Quyết định số 599/QĐ-UBND tỉnh ngày 28/4/2016 của UBND tỉnh và Quyết định số 1596/QĐ-BCĐ ngày 27/12/2016 của BCĐ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Điện Biên. Thành lập Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh tham mưu giúp việc cho BCĐ tỉnh về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

    \r\n

    \r\n - Cấp huyện: 10/10 huyện thị đã thành lập BCĐ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện; thành lập Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp huyện làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đặt tại Phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng kinh tế thị xã, thành phố.

    \r\n

    \r\n - Cấp xã: Bố trí cán bộ kiêm nhiệm tham mưu, theo dõi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 116/116 xã.

    \r\n

    \r\n 2. Ban hành các cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình

    \r\n

    \r\n Căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Chính phủ, bộ ngành Trung ương,  BCĐ tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh cụ thể hóa các nội dung triển khai thực hiện tại địa phương về Chương trình triển khai thực hiện giai đoạn 2016-2020;  Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp xã, cấp thôn bản; các cơ chế chính sách hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình: Quyết định số 611/QĐ-UBND ngày 7/7/2017, quy định tạm thời về huy động vốn, cơ chế lồng ghép quản lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 838/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 về hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng một số dự án thuộc Chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Điện Biên; Quyết định số 840/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 về việc ban hành 24 mẫu thiết kế điển hình đối với các công trình dân dụng được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 tỉnh Điện Biên theo quy đinh tại Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ; Quyết số 14/2018/QĐ-UBND ngày 26/3/2018, Quy định quản lý và sử dụng kinh phí để thực hiện một số nội dụng tại Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

    \r\n

    \r\n 3. Cơ chế điều phối, phối hợp và phân cấp trong quản lý, điều hành thực hiện Chương trình

    \r\n

    \r\n Các thành viên Ban Chỉ đạo đã thường xuyên chỉ đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các huyện, thị xã, thành phố rà soát tiến độ thực hiện tiêu chí, từ đó ban hành lộ trình hoàn thành các nội dung của tiêu chí; ban hành kế hoạch thực hiện tiêu chí; hướng dẫn về trình tự thủ tục đầu tư dự án, công trình cũng như thanh, quyết toán công trình sau khi hoàn thành. Thường xuyên trao đổi để nắm bắt khó khăn, vướng mắc kịp thời tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

    \r\n

    \r\n II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2018

    \r\n

    \r\n 1. Mức độ hoàn thành một số mục tiêu cơ bản của Chương trình

    \r\n

    \r\n a) Mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ

    \r\n

    \r\n - Đến hết năm 2018, tỉnh Điện Biên có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt chỉ tiêu 11 xã (Kế hoạch giao đến 2020 có 07 xã)

    \r\n

    \r\n - Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 15,52%, vượt 9,52% so với nhiệm vụ kế hoạch giao (Kế hoạch giao đến 2020 đạt 6%)

    \r\n

    \r\n - Bình quân số tiêu chí đạt/xã là 8,6 tiêu chí, tăng 3,1 tiêu chí/xã so với năm 2015, vượt 0,1 chỉ tiêu/xã so với mục tiêu kế hoạch giao (Kế hoạch giao đến 2020 là 8,5 tiêu chí/xã).

    \r\n

    \r\n b) Mức độ hoàn thành theo kế hoạch của tỉnh

    \r\n

    \r\n - Kết quả thực hiện tính đến hết năm 2018 dự kiến có 22 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (18 xã đạt chuẩn và 4 xã cơ bản đạt chuẩn)[3] đạt 62,86% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2016-2020, tỉnh Điện Biên có 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân mỗi năm có 7 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, đảm bảo lộ trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

    \r\n

    \r\n - Các huyện có số tiêu chí bình quân/xã đạt khá gồm: Thị xã Mường Lay, Thành phố Điện Biên Phủ 19 tiêu chí/xã; huyện Điện Biên 13,2 tiêu chí/xã; huyện Tuần Giáo 7,2 tiêu chí/xã; huyện Tủa Chùa 6,4 tiêu chí/xã;  huyện Mường Ảng 8,2 tiêu chí/xã, huyện Mường Nhé 6,5 tiêu chí/xã;  huyện Mường Chà 7,1 tiêu chí/xã; huyện Nậm Pồ 6,8 tiêu chí/xã;  huyện Điện Biên Đông 6,5 tiêu chí/xã.

    \r\n

    \r\n - Thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn 12,60 triệu đồng; Tỷ lệ hộ nghèo 38,07%; Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 98,7%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh 80,36%.

    \r\n

    \r\n 2. Kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình

    \r\n

    \r\n a) Tiêu chí số 1 về quy hoạch

    \r\n

    \r\n Ban Chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo các cấp, Sở, ban ngành tập trung nghiên cứu, bám sát các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn các địa phương hoàn thiện tốt công tác quy hoạch về xây dựng NTM; nhanh chóng khắc phục những bất cập về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng NTM. Tỉnh Điện Biên đã phê duyệt 116/116 đồ án Quy hoạch chung xã nông thôn mới, đạt 100% so với mục tiêu để ra. Tuy nhiên việc cắm mốc quy hoạch ở một số địa phương vẫn chưa được thực hiện do thiếu kinh phí.

    \r\n

    \r\n b) Nhóm cơ sở hạ tầng

    \r\n

    \r\n - Giao thông: có 116/116 xã có đường giao thông đi lại, có đường ô tô đến trung tâm xã, đảm bảo cho nhân dân đi lại được các mùa trong năm, có 29/116 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông.

    \r\n

    \r\n - Thủy lợi: Các công trình thủy lợi đã được chú trọng đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, cơ bản đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất của người dân. Toàn tỉnh có 98/116 xã đạt tiêu chí về thủy lợi.

    \r\n

    \r\n - Về điện: Trên địa bàn tỉnh có 116/116 đã có điện lưới Quốc gia, số hộ dân được dùng điện là 112.234/127.433 hộ có điện đạt tỷ lệ 88,07%, trong đó khu vực nông thôn là 88.339/103.532 hộ có điện đạt tỷ lệ 85,33%, các hệ thống điện cơ bản đều đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Có 43/116 xã đạt tiêu chí số 4 về điện.

    \r\n

    \r\n - Trường học: Hệ thống cơ sở vật chất giáo dục ở các cấp không ngừng được đầu tư nâng cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học của các cấp học. Số xã đạt tiêu chí số 5 về trường học là 48/116 xã.

    \r\n

    \r\n - Cơ sở vật chất văn hóa: Từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đến nay toàn tỉnh có 37/116 xã đạt tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, đạt 28,44%.

    \r\n

    \r\n - Cơ sở hạ tầng thương mại: Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 38 chợ đang hoạt động, trong đó số chợ do Ban quản lý các xã quản lý là 32 chợ, số chợ doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý là 6 chợ. Số xã có chợ trong quy hoạch là 91 xã, số xã không có chợ theo quy hoạch là 25 xã. Có 52/116 xã đạt tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại.

    \r\n

    \r\n - Thông tin và truyền thông: Có 55/116 xã đạt tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông.

    \r\n

    \r\n - Về nhà ở dân cư: Khu vực nông thôn, tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 76,97%. Số xã đạt tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư là 31/116 xã, tăng 19 xã so với năm 2015.

    \r\n

    \r\n c) Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân

    \r\n

    \r\n - Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 15 triệu đồng/người/năm, tăng 4,9 triệu đồng/người/năm so với năm 2015 (năm 2015 là 10,1 triệu đồng/người/năm). Tiêu chí số 10 về thu nhập có 21/116 xã đạt.

    \r\n

    \r\n - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54,31%, số xã đạt tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm là 116/116 xã, chiếm tỷ lệ 100% tổng số xã.

    \r\n

    \r\n - Tổng số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh là 196 hợp tác xã (HTX) (số HTX đang hoạt động là 138 HTX, số HTX ngừng hoạt động là 58 HTX). Tiêu chí số 13 có 54/116 xã đạt.

    \r\n

    \r\n d) Phát triển văn hóa -xã hội - môi trường nông thôn

    \r\n

    \r\n - Giảm nghèo và an sinh xã hội: Đời sống của người dân nông thôn được nâng lên về mọi mặt. Tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo; có 18/116 xã đạt tiêu chí số 11 về hộ nghèo.

    \r\n

    \r\n - Phát triển giáo dục ở nông thôn: có 48/116 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học, chiếm 39,65%; 42/116 đạt tiêu chí số 14 về giáo dục và đào tạo, chiếm 32,75%.

    \r\n

    \r\n - Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn: Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là trên 98,7%. Cơ sở vật chất, chất lượng chăm sóc y tế cho người dân nông thôn được nâng lên, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đến nay, có 45/116 xã đạt tiêu chí số 15 về y tế, chiếm 35,34%.

    \r\n

    \r\n - Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn: toàn tỉnh có 42/116 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa, chiếm 28,44%.

    \r\n

    \r\n - Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề: có 29/116 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm.

    \r\n

    \r\n e) Hệ thống chính trị

    \r\n

    \r\n - Toàn tỉnh có 34/116 xã đạt tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.

    \r\n

    \r\n - Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn: Số xã đạt chuẩn về tiêu chí số 19 quốc phòng và an ninh là 86/116 xã, giảm 12 xã với năm 2015.

    \r\n

    \r\n 3. Tình hình triển khai thực hiện tiêu chí huyện nông thôn mới (theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ

    \r\n

    \r\n Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là thị xã Mường Lay và thành phố Điện Biên Phủ[4]. Trong thời gian tới Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh sẽ chỉ đạo hoàn thiện thủ tục hồ sơ trình Ban chỉ đạo Trung ương xem xét công nhận.

    \r\n

    \r\n 4. Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2018

    \r\n

    \r\n a) Tổng số vốn và cơ cấu các nguồn vốn huy động giai đoạn 2016-2018

    \r\n

    \r\n Tổng số vốn huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2018 là 4.066.356 triệu đồng, cơ cấu vốn phân theo các nguồn như sau:

    \r\n

    \r\n - Vốn trực tiếp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 585.650 triệu đồng  (bao gồm vốn sự nghiệp hỗ trợ đề án 29 xã biên giới) chiếm 14,4%;

    \r\n

    \r\n - Vốn ngân sách địa phương (đầu tư trực tiếp cho Chương trình): 24.759 triệu đồng chiếm 0,60%

    \r\n

    \r\n - Vốn lồng ghép các Chương trình, dự án: 3.307.463 triệu đồng, chiếm 81,33%;

    \r\n

    \r\n - Vốn tín dụng: 74.000 triệu đồng, chiếm 1,81%

    \r\n

    \r\n - Vốn đầu tư doanh nghiệp: 1.892 triệu đồng, chiếm 0,04%;

    \r\n

    \r\n - Vốn đóng góp của cộng đồng dân cư (chủ yếu bằng công lao động, hiến đất, góp đất): 72.592 triệu đồng, chiếm 1,78%.

    \r\n

    \r\n Các nguồn lực huy động cho đầu tư xây dựng nông thôn mới chưa đáp ứng được khối lượng, nhiệm vụ của Chương trình; chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình và nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ các Chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn khu vực nông thôn tỉnh. Tỉnh Điện Biên có 101 xã đặc biệt khó khăn; 7/10 đơn vị cấp huyện là huyện nghèo nên việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư rất hạn chế; người dân chủ yếu đóng góp xây dựng nông thôn mới thông qua hiến đất, tham gia lao động trực tiếp vào các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới.

    \r\n

    \r\n b) Kết quả phân bổ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình giai đoạn 2016 -2018

    \r\n

    \r\n - Vốn ngân sách Trung ương:

    \r\n

    \r\n + Vốn đầu tư phát triển: Tổng số vốn là 329.150 triệu đồng (đầu tư theo các lĩnh vực: giao thông 143.605 triệu đồng; thủy lợi 26.176,8 triệu đồng; điện nông thôn 2.170 triệu đồng; trường học 81.167 triệu đồng; cơ sở vật chất văn hóa 46.095 triệu đồng; trụ sở xã 1.038 triệu đồng; công trình cung cấp nước sinh hoạt 20.809 triệu đồng; công trình xử lý môi trường 495 triệu đồng);

    \r\n

    \r\n + Vốn sự nghiệp: 169.500 triệu đồng (Tập huấn nâng cao năng lực, truyền thông về xây dựng nông thôn mới 2.548 triệu đồng; giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình 4.766 triệu đồng; hỗ trợ trực tiếp cho các xã 101.153 triệu đồng; thông tin và truyền thông cơ sở 150 triệu đồng; phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết 3.500 triệu đồng; xây dựng mô hình phát triển sản xuất 18.140 triệu đồng); đào tạo nghề phi nông nghiệp 5.256 triệu đồng; đào tạo nghề nông nghiệp 10.514 triệu đồng; phát triển giáo dục ở nông thôn 9.600 triệu đồng; nâng cao vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới 1.250 triệu đồng; vệ sinh môi trường nông thôn 11.408 triệu đồng; đào tạo cho công chức xã 900 triệu đồng; hỗ trợ phát triển hợp tác xã 315 triệu đồng.

    \r\n

    \r\n - Vốn Trái phiếu Chính phủ: 87.000 triệu đồng (giao thông 53.440 triệu đồng; thủy lợi 8.702 triệu đồng; điện nông thôn 3.876 triệu đồng; trường học 3.197 triệu đồng; cơ sở vật chất văn hóa 2.957 triệu đồng; trụ sở xã 11.980 triệu đồng; công trình cung cấp nước sinh hoạt 2.848 triệu đồng)

    \r\n

    \r\n - Vốn ngân sách địa phương: 24.759 triệu đồng (giao thông 12.523 triệu đồng; thủy lợi 3.639 triệu đồng; trường học 2.000 triệu đồng; cơ sở vật chất văn hóa 6.560 triệu đồng; công trình xử lý môi trường 37 triệu đồng).

    \r\n

    \r\n II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC

    \r\n

    \r\n 1. Tồn tại, hạn chế

    \r\n

    \r\n - Tiến độ thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới tại địa bàn các xã đặc biệt khó khăn còn chậm. Cơ sở hạ tầng của các xã tuy đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được theo yêu cầu phát triển. Chủ thể thực hiện xây dựng nông thôn mới - Người dân một số xã vẫn còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước, chưa tự giác tham gia xây dựng nông thôn mới.

    \r\n

    \r\n - Một số xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, chính quyền địa phương, nhân dân trong xã chưa quan tâm đến việc duy trì và phát triển các tiêu chí đã đạt;

    \r\n

    \r\n - Cấp ủy đảng, chính quyền tại một số đơn vị cấp huyện, cấp xã còn chưa chú trọng, quan tâm đến việc triển khai thực hiện nội dung phát triển sản xuất, thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tại địa phương; việc triển khai còn hình thức chưa bám sát tiềm năng, lợi thế của địa phương dẫn đến việc định hướng cho người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế còn hạn chế.

    \r\n

    \r\n - Tiến độ giải ngân nguồn vốn Chương trình còn chậm, đặc biệt là nguồn vốn sự nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ.

    \r\n

    \r\n - Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được so với nhu cầu của các xã, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn, địa bàn rộng, địa hình hiểm trở. Lũy kế giai đoạn 2016-2019 NSTW mới bố trí kế hoạch 517.350/926.190 triệu đồng, bằng 55,86%, số vốn còn lại trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 408.840 triệu đồng, bằng 44,14%.

    \r\n

    \r\n - Đề án 29 xã biên giới: Tổng nhu cầu vốn địa phương đề nghị hỗ trợ từ ngân sách trung ương là 1.989 tỷ đồng, đến nay mới bố trí 99,45 tỷ đồng, bằng 5%.

    \r\n

    \r\n 2. Nguyên nhân

    \r\n

    \r\n - Nguyên nhân khách quan: Giai đoạn 2016-2018, cơ chế, chính sách triển khai Chương trình có nhiều thay đổi, điểm mới so với giai đoạn trước như cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng theo Nghị định đặc thù 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ; hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị theo quy định tại Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hướng dẫn của một số bộ, ngành Trung ương ban hành chậm ảnh hưởng đến việc cụ thể hóa chính sách của địa phương.

    \r\n

    \r\n Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn cao; tỉnh Điện Biên không gần các trung tâm kinh tế phát triển; số lượng doanh nghiệp nông nghiệp còn hạn chế ảnh hưởng đến việc thúc đẩy hợp tác liên kết giữa các bên trong việc sản xuất theo chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm.

    \r\n

    \r\n - Nguyên nhân chủ quan:

    \r\n

    \r\n + Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền cấp huyện, xã còn hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo trong việc tuyên truyền vận động và triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.

    \r\n

    \r\n + Trình độ, năng lực của bộ phận cán bộ, công chức trong triển khai Chương trình còn hạn chế chưa đáp ứng được vai trò trong việc lãnh đạo, tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung thực hiện Chương trình nông thôn mới.

    \r\n

    \r\n + Nhiệm vụ triển khai Chương trình nông thôn mới được phát triển đồng bộ trong toàn quốc với các nội dung đa dạng, phong phú hơn giai đoạn trước như nội dung về nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, Chương trình mỗi xã một sản phẩm…tuy nhiên, số lượng cán bộ, công chức triển khai thực hiện còn hạn chế.

    \r\n

    \r\n III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI

    \r\n

    \r\n - Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia, nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm của người dân. Tuyên truyền vận động trực tiếp đến nhân dân tại các thôn, bản thực hiện Chương trình nông thôn mới thông qua các tổ chức đoàn thể (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh…). Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng.

    \r\n

    \r\n - Tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2019, năm 2020. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, theo dõi Đề án OCOP và các chủ thể OCOP; tổ chức giới thiệu, trưng bày, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm của Đề án OCOP. Rà soát, bổ sung các danh mục dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch - an toàn để tăng thu nhập người dân nông thôn một cách bền vững.

    \r\n

    \r\n - Rà soát, đánh giá hiện trạng của các thôn, bản thuộc xã khó khăn trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi thực hiện Quyết định số 1385/QĐ-UBND ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, cấp các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 và xây dựng kế hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản khó khăn trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020.

    \r\n

    \r\n - Tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng mô hình xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu. Triển khai xây dựng mô hình điểm xã nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, làm cơ sở nhân rộng và phát triển phong trào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong toàn tỉnh.

    \r\n

    \r\n IV. KIẾN NGHỊ

    \r\n

    \r\n - Số vốn còn lại trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 408.840 triệu đồng. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương bố trí số vốn còn lại trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho tỉnh để triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đúng tiến độ.

    \r\n

    \r\n - Đề án xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc ít người, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia (Đề án 29 xã biên giới): Tổng nhu cầu vốn địa phương đề nghị hỗ trợ từ ngân sách trung ương là 1.989 tỷ đồng, đến nay mới bố trí 99,45 tỷ đồng. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm ưu tiên bố trí vốn đảm bảo lộ trình hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1573/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

    \r\n
      \r\n
    1. \r\n CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
    2. \r\n
    \r\n

    \r\n 1. Chương trình phát triển đô thị vay vốn WB (Dự án giai đoạn I, 2015-2016 đã hoàn thành đang đợi quyết toán, Dự án giai đoạn II, 2017-2020 đang triển khai thực hiện)

    \r\n

    \r\n a) Thông tin về chương trình, dự án

    \r\n

    \r\n - Dự án giai đoạn I (2015-2016): Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 14/2/2015 của UBND tỉnh Điện Biên; Thời gian thực hiện dự án: 2015-2016; Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ; Địa điểm xây dựng: Thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên. Qui mô đầu tư gồm 03 hạng mục: Nâng cấp Khu LIA1, Xây cầu vào xã Thanh Minh, Cải tạo suối C13. Tổng mức đầu tư: 172.898 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư: Vốn vay Ngân hàng thế giới và vốn đối ứng từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.

    \r\n

    \r\n - Dự án giai đoạn II (2017-2020): Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Điện Biên. Thời gian thực hiện dự án: 2017-2020. Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ. Địa điểm xây dựng: Thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên. Qui mô đầu tư gồm 06 hạng mục: Hạng mục Nâng cấp các khu LIA2, LIA4, LIA5; Hạng mục Cải tạo suối Hồng Lứu; Hạng mục Khu tái định cư phường Him Lam; Hạng mục Đường từ cầu A1 xuống cầu C4; Hạng mục: Hồ điều hòa sau bệnh viện đa khoa tỉnh; Hạng mục: Các công trình hạ tầng xã hội. Tổng mức đầu tư: 479.827 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư: Vốn vay Ngân hàng thế giới và vốn đối ứng từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.

    \r\n

    \r\n b) Kết quả triển khai thực hiện

    \r\n

    \r\n Dự án chia làm 2 giai đoạn có 09 hạng mục đầu tư chia thành 21 gói thầu xây lắp với tổng mức đầu tư cho dự án là 32,18 triệu USD. Tới thời điểm báo cáo có 4/9 hạng mục hoàn thành, bao gồm: Nâng cấp Khu LIA1 hoàn thành năm 2015; Xây cầu vào xã Thanh Minh hoàn thành năm 2016; Cải tạo suối C13, Hạ tầng các khu LIA2, LIA4, LIA5 hoàn thành năm 2017, các hạng mục còn lại tiến độ như sau:

    \r\n

    \r\n Giai đoạn 1 (2015-2017): Có 03 hạng mục đầu tư, đã hoàn thành và đưa vào bàn giao khai thác sử dụng 3/3 hạng mục.

    \r\n

    \r\n Giai đoạn 2 (2017-2020): Có 06 hạng mục đầu tư, đã hoàn thành và đưa vào bàn giao khai thác sử dụng 1/6 hạng mục.

    \r\n
      \r\n
    • \r\n Tiến độ thực hiện công tác đền bù giả phóng mặt bằng: Có 5/6 hạng mục phải GPMB (trong đó hạng mục Hạ tầng xã hội gồm 05 tiểu hạng mục) trên địa bàn 06 xã, phường: Thanh Minh; Him Lam; Noong Bua; Mường Thanh; Nam Thanh; Thanh Trường, kết quả thực hiện như sau:
    • \r\n
    \r\n

    \r\n + Tổng diện tích cần thu hồi là 173.458,1 m2 của 680 hộ gia đình, cá nhân và 12 tổ chức. Đã thực hiện đo đạc kiểm đếm 384/680 hộ gia đình đạt 56,6%, với diện tích 117.590,9m2/173.458,1m2. Diện tích đã được bàn giao mặt bằng đến nay là 83.539,7 m2 (đạt 71%) diện tích đã phê duyệt phương án.

    \r\n

    \r\n + Về công tác chi trả tiền đền bù và bàn giao mặt bằng: Số hộ gia đình, cá nhân đã nhận tiền đền bù 372 hộ, với số tiền 21.236.534.546 đồng và đã bàn giao mặt bằng diện tích 103451,6 m2. Còn 22 hộ gia đình, cá nhân và 01 tổ chức (HTX Him Lam đang giải quyết tranh chấp) chưa nhận tiền đền bù và chưa bàn giao mặt bằng theo phương án đã được UBND thành phố phê duyệt.

    \r\n

    \r\n - Tiến độ thực hiện thi công xây lắp:

    \r\n

    \r\n + Hạng mục xay lắp các khu LIA2, LIA4, LIA5, Đã hoàn thành và đưa vào bàn giao khai thác sử dụng năm 2017.

    \r\n

    \r\n + Hạng mục tái định cư Him Lam, cấp lệnh khởi công 26/12/2016, tiến độ thi công xây lắp ước đạt 1,5% giá trị hợp đồng, tương đương 0,6/39,93 tỷ. Đến nay hạng mục vẫn chưa có mặt bằng để thi công trở lại.

    \r\n

    \r\n + Hạng mục hạ tầng xã hội (3 tiểu HM), xây trường tiểu học xã Thanh Minh, cấp lệnh khởi công: 06/7/2017, tiến độ thi công xây lắp ước đạt 11% giá trị hợp đồng, tương đương 4,1/34,53 tỷ đồng. Đến nay hạng mục vẫn chưa có mặt bằng để thi công trở lại. Xây lắp trường Mầm non Thanh trường và PCCC, cấp lệnh khởi công: 08/11/2018, tiến độ thi công xây lắp ước đạt 11% giá trị hợp đồng, tương đương 1,2/11,08 tỷ đồng. Xây lắp Các nhà văn hóa cộng đồng bản Noong Chứn - tổ 3 - phường Nam Thanh; Nhà văn hòa tổ 2 - phường Noong Bua, cấp lệnh khởi công: 25/9/2018, tiến độ thi công xây lắp ước đạt 19% giá trị hợp đồng, tương đương 1,15/6,17 tỷ đồng.

    \r\n

    \r\n + Hạng mục hồ điều hòa, cấp lệnh khởi công: 25/9/2018, tiến độ thi công xây lắp ước đạt 13,02% giá trị hợp đồng, tương đương 7,96/61,11 tỷ đồng.

    \r\n

    \r\n + Hạng mục cải tạo suối Hồng Lứu, cấp lệnh khởi công: 25/9/2018, tiến độ thi công xây lắp ước đạt 60% giá trị hợp đồng, tương đương 60,29/100,48 tỷ đồng.

    \r\n

    \r\n + Hạng mục đường từ cầu A1 đến cầu C4: Hiện nay các nhà thầu thi công đang triển khai nhân lực, thiết bị máy móc và bãi tập kết vật liệu và sản xuất cấu kiện đúc sẵn.

    \r\n

    \r\n - Tình hình quản lý vốn và tổng hợp kết quả giải ngân cho từng năm (tỷ đồng)

    \r\n

    \r\n + Đến thời điểm hiện tại dự án được bố trí kế hoạch vốn là 455.876 triệu đồng, trong đó tổng kế hoạch vốn ODA là 407.236 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách Trung ương là 25.789 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương là 22.851 triệu đồng;

    \r\n

    \r\n + Tổng giá trị thanh toán đến thời điểm hiện tại là 292.038,19 triệu đồng, trong đó: Vốn ODA là 252.171,64  triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách Trung ương là 21.789 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương là 18.077,54 triệu đồng.

    \r\n

    \r\n - Kết quả đạt được so với kế hoạch đề ra và điều chỉnh kế hoạch thực hiện cho phù hợp với yêu cầu

    \r\n

    \r\n Tiến độ thực hiện công tác đền bù GPMB còn chậm, nhưng nhìn chung tiến độ thực hiện các hạng mục đầu tư đảm bảo tiến độ theo Kế hoạch tăng cường được duyệt, và tiến độ cam kết với nhà tài trợ.

    \r\n

    \r\n c) Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện

    \r\n

    \r\n Dự án có 5/6 HM phải GPMB và đã triển khai đồng loạt từ đầu năm 2017, tuy nhiên một số dự án còn vướng mắc do Nhân dân không đồng thuận về chế độ chính sách có sự so sánh với các dự án liền kề có chế độ đặc thù trên cùng địa bàn, các kiến nghị về đơn giá thấp, đề nghị cấp đất tái định cư, thương mại dịch vụ, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với diện tích còn lại sau thu hồi, gây ảnh hưởng đến tiến độ đăng ký các hạng mục hoàn thành.

    \r\n

    \r\n d) Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý

    \r\n

    \r\n Nhằm triển khai thực hiện đây nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hài hòa của các hộ gia đình và đối tượng bị thu hồi đất giữa các dự án trên cùng địa bàn, kính đề nghị UBND tỉnh, các ngành xem xét, chấp thuận các nội dung sau:

    \r\n

    \r\n (1) Cho phép chủ đầu tư và đơn vị tư vấn định giá độc lập tổ chức rà soát, đánh giá và xác định lại giá đất cụ thể đối với đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở để làm căn cứ thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định.

    \r\n

    \r\n (2) Đồng ý áp dụng một số chính sách hỗ trợ khác đặc thù (theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP) khi Nhà nước thu hồi đất để triển khai thực hiện các công trình, dự án (Khu tái định cư Him Lam và Hồ điều hòa sau bệnh viện đa khoa tỉnh).

    \r\n

    \r\n (3) Về việc giải quyết các trường hợp vướng mắc cụ thể khác:

    \r\n

    \r\n + Đồng ý thực hiện bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ gia đình, cá nhân thuộc tổ dân phố 12, phường Noong Bua (các trường hợp có đất bị thu hồi là loại đất sản xuất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, hình thành trước thời điểm công bố quy hoạch đất lâm nghiệp chưa được bồi thường để chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chưa được hỗ trợ chăm sóc, bảo về và phát triển rừng) khi thực hiện dự án từ Ngã ba bệnh viện tỉnh đi ngã tư Tà Lèng theo quy định tại Điểm 1, Khoản 2, Điều 1 Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 17/4/2008 và quy định tại Khoản 3, Điều 2, Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 27/3/2010 của UBND tỉnh Điện Biên (UBND thành phố Điện Biên Phủ chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh về tính chính xác trong việc xác định nguồn gốc đất, hiệm trạng và quá trình sử dụng của các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi).

    \r\n

    \r\n Hiện nay năm 2019 dự án được bố trí 51,41 tỷ đồng (gồm vốn ODA và đối ứng), dự kiến trong năm 2019 hoàn thành đưa vào bàn giao khai thác sử dụng hạng mục Hồ điều hòa; Suối Hồng Lứu và trường Mầm non Thanh Trường. Giá trị giải ngân cho 03 công trình và giá trị giải ngân cho các công trình còn lại, cũng như giải ngân cho công tác GPMB dự kiến là 181,2 tỷ đồng. Vậy kính đề nghị UBND tỉnh có ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép chuyển nguồn vốn dư ODA trong năm 2016-2017 để thực hiện giải ngân trong năm 2019.

    \r\n

    \r\n 2. Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La”

    \r\n

    \r\n a) Thông tin về chương trình, dự án

    \r\n

    \r\n Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 31/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Tạo sự chuyển biến về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao, liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa; tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề ở nông thôn; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân sau tái định cư Dự án thủy điện Sơn La trên địa bàn các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu một cách bền vững, đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư Dự án thủy điện Sơn La, không còn hộ có nguy cơ tái nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

    \r\n

    \r\n Thời gian thực hiện Đề án từ 2018-2025, tổng vốn đầu tư 926 tỷ đồng và được chia thành 2 giai đoạn, trong đó: Giai đoạn 1 từ năm 2018-2020 với tổng kinh phí là 323 tỷ đồng, chiếm 35% tổng vốn của Đề án, nguồn vốn khấu hao của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, vốn huy động của dân và các nguồn vốn hợp pháp khác. Giai đoạn 2021-2025 là 603 tỷ đồng, chiếm 65% tổng vốn Đề án, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025) và các nguồn vốn khác theo quy định.

    \r\n

    \r\n b) Kết quả triển khai thực hiện

    \r\n

    \r\n Ngày 16/8/2018, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã có Báo cáo số 126-BC/BCS về việc Báo cáo Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La.

    \r\n

    \r\n Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 29/8/2018, để đảm bảo việc triển khai thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 2510/UBND-TH ngày 07/9/2018 về việc rà soát lại nội dung Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La.

    \r\n

    \r\n Trên cơ sở kết quả rà soát nội dung Đề án, ngày 03/12/2018 Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã có Báo cáo số 191-BC/BCS gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả rà soát kế hoạch triển khai thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La.

    \r\n

    \r\n Ngày 28/01/2019 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có thông báo số 684-TB/TU về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La, UBND tỉnh có văn bản số 377/UBND-TH ngày 18/02/2019 về việc triển khai Thông báo số 684-TB/TU ngày 28/01/2019 của Tỉnh ủy.

    \r\n

    \r\n Thực hiện văn bản số 8076/BNN-KTHT ngày 16/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch trung hạn và hàng năm Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La; UBND tỉnh Điện Biên đã xây dựng Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2018-2020 và năm 2018 đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La, tỉnh Điện Biên gửi các Bộ ngành trung ương tại Tờ trình số 3323/TTr-UBND ngày 12/11/2018.

    \r\n

    \r\n c) Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện

    \r\n

    \r\n - Đề án được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với UBND các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu xây dựng từ cuối năm 2014, tuy nhiên đến tháng 5/2018, Đề án mới được phê duyệt do đó nhiều nội dung của Đề án không còn phù hợp với thực tế như: Số hộ nghèo của Đề án (do thay đổi tiêu chí xét duyệt hộ nghèo); tổng mức đầu tư của các công trình,...

    \r\n

    \r\n - Việc triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các Nghị định hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Đầu tư công sẽ dẫn đến mất rất nhiều thời gian và thủ tục hành chính trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện (lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, trình thẩm định vốn nguồn vốn đối với các công trình dự án,...). Trong khi đối với các công trình đầu tư nâng cấp, sửa chữa với tổng mức đầu tư rất nhỏ, tuy nhiên vẫn phải thực hiện đầy đủ trình tự theo quy định của Luật Đầu tư công, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện.

    \r\n

    \r\n - Đến thời điểm hiện nay Đề án chưa được Chính phủ bố trí kế hoạch vốn.

    \r\n

    \r\n d) Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý

    \r\n

    \r\n Tiếp tục đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành xem xét bố trí vốn để tỉnh triển khai thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La theo Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 31/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

    \r\n

    \r\n 3. Dự án Hạ tầng kỹ thuật khung khu trụ sở cơ quan, khu công cộng, khu thương mại dịch vụ dịc trục đường 60m

    \r\n

    \r\n a) Thông tin về chương trình, dự án

    \r\n

    \r\n Dự án đã được HĐND phê duyệt điều chỉnh  chủ trương đầu tư tại Văn bản số 357/HĐND-KTNS ngày30/12/2016; UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 13/02/2017, phê duyệt bản vẽ thi công và dự toán tại Quyết định số 972/QĐ-UBND ngày 25/10/2017, thời gian thực hiện dự án: bắt đầu - năm 2017; kết thúc - năm 2021.

    \r\n

    \r\n b) Kết quả triển khai thực hiện

    \r\n

    \r\n - Tình hình thực hiện gói thầu thi công xây lắp, thiết bị:

    \r\n

    \r\n + Ngày 26/01/2018, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thi công Gói thầu xây lắp + thiết bị (đã bao gồm chi phí hạng mục chung) thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật khung khu trụ sở cơ quan, khu công cộng, khu thương mại dịch vụ dọc trục đường 60m. Thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng (5/2018-5/2020).

    \r\n

    \r\n + Ngay sau khi cấp lệnh khởi công ngày 22/5/2018 Chủ đầu tư đã tập trung tổ chức chỉ đạo đơn vị thi công triển khai các hạng mục đầu tư công trình.

    \r\n

    \r\n - Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng:

    \r\n

    \r\n + Công tác đo đạc, kiểm đếm: Đã tiến hành đo đạc, kiểm đếm đối với 304/339 hộ, diện tích đã đo đạc, kiểm đếm là 14,6 ha/16,93ha đạt 86,23%; diện tích còn lại 2,33ha/16,93 ha chiếm 13,77% tổng diện tích cần thu hồi. Trung tâm PTQĐ đang phối hợp với UBND thành phố, UBND phường triển khai tuyên truyền vận động các hộ dân thực hiện đo đạc, kiểm đếm của các hộ tại tổ 16,17,18 phường Him Lam (trong đó: gồm đất hạ tầng khung còn lại 21 hộ; điểm tái định cư 1 còn 07 hộ, điểm tái định cư 2 còn 06 hộ,điểm tái định cư 3 còn 01 hộ).

    \r\n

    \r\n + Công tác lập, thẩm định phương án bồi thường: Lập phương án bồi thường cho 288 hộ với 13,6 ha/14,6 ha đạt 93,2% diện tích đã kiểm đếm; phê duyệt phương án cho 288 hộ, với số tiền 130.087triệu đồng. Còn 16 hộ với diện tích 1 ha Trung tâm PTQĐ đang hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ liên quan để trình thẩm định và phê duyệt, dự kiến hoàn thành trước 30/3/2019.

    \r\n

    \r\n + Công tác thanh toán tiền đền bù: Đã thực hiện thanh toán chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình là 84.095 triệu đồng đã được bố trí vốn. Hiện nay số tiền đã phê duyệt phương án 45.992 triệu đồng chưa có để chi trả cho các hộ dân thuộc hạ tầng khung bản Phiêng Bua.

    \r\n

    \r\n + Công tác giao đất tái định cư: Phê duyệt phương án tái định cư cho 82 hộ tái định cư và 135 đối tượng giao đất có thu tiền không thông qua hình thức đấu giá; Tiến hành giao đất tái định cư cho 03 hộ/82 hộ tại điểm tái định cư Khe Chít 1, 2; giao đất có thu tiền không thông qua hình thức đấu giá cho 86 hộ/135 hộ tại điểm tái định cư Khe Chít 1, 2. Tiến hành giao đất ở trên sơ đồ cho 36 hộ tái định cư thuộc bản Phiêng Bua, điểm tái định cư số 3;

    \r\n

    \r\n + Phối hợp với UBND thành phố ban hành 03 Quyết định kiểm đếm bắt buộc và Quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, đối với 03 hộ dân thuộc tổ dân phố 18 phường Him Lam (điểm TĐC số 3), diện tích 2.384m2. Đã tiến hành lập, công khai phương án bồi thường và trình thẩm định, phê duyệt phương án tại tại Quyết định số 1598/QĐ-UBND ngày 06/11/2018 của UBND thành phố. Trung tâm PTQĐ đã phối hợp với UBND phường công khai phương án, thông báo và tuyên truyền 3 hộ nhận tiền nhưng đến nay các hộ không nhận tiên bồi thường theo quy định.

    \r\n

    \r\n + Công tác bàn giao mặt bằng: 10,63ha, cụ thể: Điểm TĐC số 1 bàn giao cho đơn vị công là 0,65/2,05 ha; Điểm TĐC số 3 bàn giao cho đơn vị công là 2,28/2,57 ha; Điểm TĐC Phiêng Bua bàn giao cho đơn vị công là 2,21/2,49ha; Hạ tầng kỹ thuật khung bàn giao cho đơn vị công là 5,49/9,18ha;

    \r\n

    \r\n + Đã lập kế hoạch tiến độ thực hiện dự án tại Văn bản số 716/KH-STNMT ngày 05/9/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Thường trục Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Sở, ngành có liên quan theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 2180/TH-UBND ngày 10/8/2018.

    \r\n

    \r\n - Kết quả thi công công trình:

    \r\n

    \r\n Sau 9 tháng khởi công công trình, đơn vị thi công đã triển khai thi công trên các lô 08, 08A thuộc khu tái định cư số 1; lô 30 thuộc khu hạ tầng khung; lô số 44, 44A thuộc khu tái định cư số 3; lô (N1N3, N2N4, N5, N6, N7, N8, N9, N10) thuộc khu TĐC Phiêng Bua như sau:

    \r\n

    \r\n + Hạng mục san nền: Đào đất san nền với khối lượng là 46.829,19 m3/253.048,38m3; Đắp san nền mặt bằng K85 với khối lượng là 47.075,19m3/266.097,15m3.        

    \r\n

    \r\n + Hạng mục đường giao thông: Thi công nền đường K95, K98 tuyến D1;D2;D3;D4 thuộc tái định cư Phiêng Bua, tuyến H7 thuộc tái định cư Phiêng Bua và tái định cư số 3 khối lượng đào nền đạt 9.136,97m3/102.927,52m3, đắp nền K95, K98 đạt 9.990,40m3/55.192,29m3; Giải cấp phối đá dăm loại I và loại II tuyến D1;D2;D3;D4, H7 khối lượng đạt  5.289,78m3/39.665,08m3 và bê tông nhựa hạt trung dày 7cm đạt khối lượng là: 4483,6m2/18559,84m2.

    \r\n

    \r\n + Hạng mục thoát nước mặt: Thi công tuyến cống ống D600 từ tuyến D1;D2;D3;D4 và Tuyến H7 với chiều dài là 744/2204m, Hố ga các loại 24 hố/105 hố; Cống hộp 2x3m tại nút giao đường 60m và đường Bệnh Viện - Tà Lèng với chiều dài là 133,19 m/133,19m.

    \r\n

    \r\n + Hạng mục thoát nước thải: Hệ thống thoát nước thải, thi công tại các tuyến H7; D2; D3; D4 với chiều dài ống HDPE 250 là 483m/1201m. Các hố ga: Hố ga các loại thi công được 28 hố/182hố.

    \r\n

    \r\n + Hạng mục cấp nước: Hệ thống cấp nước thi công tại các tuyến H7; D1; D2; D3; D4 với chiều dài ống HDPE 50 là 253m/2247m, ống HDPE D110 là 121m/1146m.

    \r\n

    \r\n + Hạng mục  hệ thống điện: Hệ thống cấp điện hạ thế thi công từ tuyến D1; D2; D3; D4; H7 với chiều dài ống HDPE D85/65 là 760,54m/3780m; ống HDPE D50/40 là 877,3m/4968m. Hệ thống điện chiếu sáng thi công từ tuyến D1; D2; D3; D4; H7 với chiều dài là 222,4m/3043m.

    \r\n

    \r\n + Hạng mục đúc cấu kiện đúc sẵn (đế cống, ống cống, hố ga, cửa thu nước, bó vỉa ..vv) đã đúc đạt 100%.

    \r\n

    \r\n - Giá trị thực hiện, giá trị thanh toán: Đã thực hiện thanh toán tổng số tiền là 114,9 tỷ đồng, bao gồm: Kinh phí được bố trí GPMB là: 84.095 triệu đồng; đến nay đã giải ngân hết số tiền được giao. Kinh phí chi đầu tư: 30.805 triệu đồng. Giá trị thi công trình: Khối lượng tại thời điểm báo cáo là 25.516 triệu đồng (bao gồm giá trị theo khối lượng xây lắp và giá trị mua sắm thiết bị (ống HDPE, cột điện, ống cấp nước, thoát nước thải và các phụ kiện, cấu kiện đúc sẵn….vv). Đã thanh toán khối lượng hoàn thành cho nhà thầu thi công là: 14.939,4 triệu đồng; Ứng cho nhà thầu thi công xây lắp là: 12.207,9 triệu đồng. Ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành cho các nhà thầu tư vấn dự án là: 3.657,6 triệu đồng.

    \r\n

    \r\n c) Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện

    \r\n

    \r\n - Mặt bằng sạch còn nhỏ lẻ nên chưa tập trung tối đa máy móc, thiết để thi công đại chà; Kinh phí bố trí để thi công xây lắp và giải phóng mặt bằng còn hạn chế.

    \r\n

    \r\n - Một số người dân chấp hành chính sách, pháp luật còn hạn chế, chỉ nghĩ đến quyền lợi, bất chấp quy định luật pháp, rất nhiều trường hợp yêu cầu chế độ chính sách bồi thường ngoài quy định của pháp luật (đòi thỏa thuận giá bồi thường về đất) nên không có cơ sở giải quyết; lôi kéo tuyên truyền sai chế độ chính sách, chống đối việc thực hiện thu hồi đất. Một số hộ đón đầu quy hoạch dự án, mua đất giá cao nên khi nhận bồi thường thấy chưa có lợi nên chưa đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng (các hộ mua đất nông nghiệp nhưng chưa chuyển đổi sang đất ở); một số hộ đòi hỏi tái định cư ngoài chế độ chính sách. Cá biệt có trường hợp cố tình xây dựng trái phép cùng với việc chia tách thửa đất để yêu cầu bố trí tái định cư trong khi dự án đang trong quá trình kê khai kiểm đếm.

    \r\n

    \r\n - Có 8 hộ xây dựng nhà tại điểm TĐC số 3 sau thời điểm chưa được tháo dỡ ảnh rất lớn đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng giấy tờ mua bán sau thời điểm 01/7/2014 chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đề nghị được giao đất có thu tiền tái Điểm TĐC Khe Chít.

    \r\n

    \r\n - Hiện tại điểm tái định cư Phiêng Bua còn lại 05 hộ gia đình có đất ở nhưng không có nhà trên đất bị thu hồi đề nghị được giao đất có thu tiền tại điểm tái định cư Phiêng Bua.

    \r\n

    \r\n - Hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi tại điểm tái định cư Phiêng Bua nhưng đề nghị được giao đất có thu tiền tái Điểm TĐC Khe Chít.

    \r\n

    \r\n d) Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý

    \r\n

    \r\n - Về thi công xây lắp: Đôn đốc nhà thầu xây lắp  huy động máy móc thiết bị và nhân lực để thi công bám sát Kế hoạch số 716/KH-STNMT ngày 5/9/2018 của Sở đã ban hành, trong đó tập trung thi công 4 điểm tái định cư.

    \r\n

    \r\n - Về giải phóng mặt bằng: Trong thời gian tới tiếp tục tuyên truyền vận động người dân từ nay đến hết ngày 30/3/2019. Trường hợp người dân không đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn giao đất, không cho kiểm đếm; Trung tâm PTQĐ hoàn thiện hồ sơ trình UBND thành phố Điện Biên Phủ ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và quyết định kiểm đếm bắt buộc theo quy định của Luật đất đai trước ngày 15/4/2019, đối với các điểm tái định cư: (1) Điểm tái định cư số 1: Còn 15 hộ chưa nhận tiền bồi thường theo phương án và 07 hộ chưa cho kiểm đếm; (2) Điểm tái định cư số 2: Có 02 gia đình gồm 06 cặp vợ chồng, chưa cho thực hiện kiểm đếm; (3) Điểm tái định cư số 3: Còn 01 chưa lấy tiền bồi thường, 01 hộ chưa cho kiểm đếm; (4) Điểm tái định cư Phiêng Bua: Còn 15 chưa lấy tiền bồi thường, 02 hộ chưa cho kiểm đếm; (4) Hạ tầng kỹ thuật khung: (tổ 16,17,18, bản Phiêng Bua): Còn 42 chưa lấy tiền bồi thường, 22 hộ chưa cho kiểm đếm;  

    \r\n

    \r\n 4. Đề án sắp xếp, ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh huyện Mường Nhé

    \r\n

    \r\n a) Thông tin về dự án

    \r\n

    \r\n Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh huyện Mường Nhé được Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 12/01/2012; chấp thuận chủ trương và giao tỉnh Điện Biên phê duyệt tại công văn số 04/TTg-NN ngày 11/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của các Bộ, ngành Trung ương tại của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 634/BKHĐT-KTĐTPLT ngày 18/11/2016, UBND tỉnh đã rà soát, phê duyệt Đề án điều chỉnh tại Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 07/4/2017 với các nội dung chủ yếu sau:

    \r\n

    \r\n (1) Phạm vi vùng Đề án điều chỉnh: Phạm vi vùng Đề án gồm 21 xã của huyện Mường Nhé và huyện Nậm Pồ.

    \r\n

    \r\n (2) Thời gian thực hiện Đề án điều chỉnh: Đến hết năm 2020. Thời gian thực hiện hỗ trợ đời sống và xây dựng cơ sở hạ tầng đến năm 2018, thời gian thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất đến năm 2020.

    \r\n

    \r\n (3) Mục tiêu cụ thể thực hiện Đề án điều chỉnh

    \r\n

    \r\n - Bố trí, sắp xếp, ổn định đời sống cho 12.205 hộ với 68.318 nhân khẩu, thuộc 171 bản và 14 nhóm dân cư hiện có, đến hết năm 2020 toàn vùng Đề án có 13.434 hộ với trên 7,4 vạn người thuộc 219 bản được định canh, định cư bao gồm: 171 bản hiện có; 02 bản hiện có nhưng phải di chuyển để tái thành lập bản tại nơi ở mới, 14 bản được chia tách hành chính để quản lý; 32 bản thành lập mới sau khi bố trí, sắp xếp các hộ dân.

    \r\n

    \r\n - Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 75,09% năm 2015 xuống còn 55,09% vào năm 2020 (giảm bình quân 4%/năm).

    \r\n

    \r\n (4) Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn: Vốn để thực hiện Đề án điều chỉnh, bổ sung: 2.611.745  triệu đồng, trong đó: Vốn sự nghiệp thực hiện bồi thường, hỗ trợ: 1.194.745 triệu đồng; Vốn đầu tư phát triển: 1.417.000 triệu đồng.

    \r\n

    \r\n Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh Điện Biên thực hiện Đề án là: 2.592.425 triệu đồng. Trong đó: Vốn sự nghiệp thực hiện bồi thường, hỗ trợ là 1.175.425 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng 1.417.000 triệu đồng. Nguồn huy động từ doanh nghiệp, hộ gia đình và cộng đồng là 19 tỷ 320 triệu đồng.

    \r\n

    \r\n (5) Thời gian thực hiện Đề án: Giai đoạn 1 từ năm 2011-2015, giai đoạn kéo dài: từ năm 2016 - 2020.

    \r\n

    \r\n b) Kết quả thực hiện Đề án

    \r\n

    \r\n (1) Công tác chỉ đạo: Ngay sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án; tổ chức Hội nghị quán triệt những nội dung của Quyết định số 79/QĐ-TTg tới các thành viên Ban chỉ đạo của tỉnh và các Sở, ban ngành có liên quan. Xây dựng và ban hành Kế hoạch tuyên truyền, đề cương tuyên truyền, làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền tại cơ sở đảm bảo tính thống nhất; thành lập Tổ công tác liên ngành của tỉnh thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân thuộc diện di chuyển đăng ký nguyện vọng vào các điểm bố trí, sắp xếp dân cư thành lập bản mới theo quy hoạch. Chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền trong việc sắp xếp, di chuyển dân theo quy hoạch, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nên bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, tạo được sự đồng thuận của nhân dân.

    \r\n

    \r\n (2) Kết quả tuyên truyền, vận động: Bằng nhiều hình thức tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp tổ chức thực hiện và các chính sách của Đề án tới cán bộ, Đảng viên và nhân dân như: tổ chức hội nghị quán triệt, tuyên truyền qua đài phát thanh truyền hình địa phương (kể cả phát thanh truyền hình bằng tiếng địa phương). Tỉnh đã thành lập các Tổ công tác tuyên truyền liên ngành của tỉnh, huyện trực tiếp xuống các bản tổ chức họp dân tuyên truyền, vận động, đối thoại trực tiếp với người dân. Các cơ quan của tỉnh, cấp ủy đảng và chính quyền đoàn thể huyện Mường Nhé, nhân dân các xã trong vùng Đề án đã hiểu và nắm rõ chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

    \r\n

    \r\n (3) Kết quả bố trí, sắp xếp ổn định dân cư

    \r\n

    \r\n - Về công tác quy hoạch: Đã phê duyệt 46/47 điểm bản đã được phê duyệt phương án sắp xếp, ổn định dân cư, đạt 98% tổng số phương án theo Đề án; bao gồm: 15/15 điểm theo Quyết định 141/QĐ-TTg; 31/32 điểm bản theo Quyết định 79/QĐ-TTg; tổng số phương án phê duyệt điều chỉnh 15 phương án, thuộc các phương án của các điểm bản theo Quyết định 79/QĐ-TTg.

    \r\n

    \r\n - Đối với thực hiện di chuyển, bố trí sắp xếp ổn định dân cư: Đến nay, đã cơ bản bố trí sắp xếp ổn định tại chỗ cho số hộ thuộc 128 bản đã ổn định về đất ở và đất sản xuất, không diễn ra tình trạng DCTD. Đã thực hiện di chuyển và bố trí, sắp xếp ổn định cho 1.647 hộ để thành lập 32 bản mới và bố trí xen ghép vào 6 bản đã ổn định; trong đó: 667 hộ thuộc 15 bản theo Quyết định 141/QĐ-TTg và thực hiện di chuyển  980 hộ thuộc 31 bản theo Quyết định 79/QĐ-TTg, đạt 90,32% số hộ di chuyển theo các phương án được phê duyệt (đạt 90,82% theo Quyết định 79/QĐ-TTg). Tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị ở cơ sở từng bước được kiện toàn, đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết chia tách, thành lập 40 bản mới trong vùng Đề án (huyện Mường Nhé thành lập mới 24 bản, chia tách 10 bản để thành lập mới 10 bản, huyện Nậm Pồ thành lập mới 2 bản, chia tách 4 bản để thành lập mới 4 bản), trong đó có 28 bản thuộc Đề án; đồng thời kiện toàn các chức danh thôn bản để quản lý hoạt động, tình hình trật tự - an toàn xã hội từng bước được ổn định.  

    \r\n

    \r\n (4) Kết quả chuẩn bị đầu tư và đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu

    \r\n

    \r\n Đến nay có 144/284 dự án được phê duyệt quyết định đầu tư, tổng mức đầu tư là  962 tỷ 205  triệu đồng, trong đó vốn Đề án là 941 tỷ 361 triệu đồng, nguồn vốn lồng ghép là 20 tỷ 844 triệu đồng. Đến nay có 124 công trình đã hoàn thành; 10 công trình đang triển khai thực hiện; 08 đình hoãn, 02 dự án chưa được bố trí vốn để triển khai thực hiện. Cụ thể như sau:

    \r\n

    \r\n - Đối với các bản ổn định tại chỗ và các điểm bản thành lập mới đã được phê duyệt theo Quyết định số 141/QĐ-TTg: Tổng số dự án được phê duyệt quyết định đầu tư là 74 dự án. Trong đó: có 68 dự án hoàn thành; 04 dự án đang triển khai thực hiện, 02 dự án đình hoãn do không giải phóng được mặt bằng để thi công.

    \r\n

    \r\n - Đối với các điểm bản thành lập mới theo Quyết định số 79/QĐ-TTg: Tổng số dự án đã được phê duyệt quyết định đầu tư là 70 dự án. Trong đó: có 56 dự án hoàn thành, 06 dự án đang triển khai thực hiện, 06 đình hoãn do thay đổi điểm sắp xếp ổn định dân cư (các bản Nậm Kè 1, Mường Nhé 1 và Mường Nhé 2), 02 dự án mới phê duyệt chưa được bố trí vốn để triển  khai.

    \r\n

    \r\n - Về triển khai thực hiện đầu tư các dự án thành phần giai đoạn 2016-2020: UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ chủ đầu tư và danh mục dự án đầu tư theo Đề án điều chỉnh, làm cơ sở báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn và đề nghị cân đối bố trí nguồn vốn để triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong năm 2018.

    \r\n

    \r\n (5) Đo đạc quy chủ, lập phương án hỗ trợ, bồi thường GPMB

    \r\n

    \r\n - Đối với các điểm bản thành lập mới theo Quyết định số 141/QĐ-TTg: Đã hoàn thành GPMB để bố trí đất ở, đang triển khai phương án GPMB đất sản xuất.

    \r\n

    \r\n - Đối với các điểm bản thành lập mới theo Quyết định số 79/QĐ-TTg: Đã thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) được 17 điểm bản gồm: Mường Toong 4,5, 9, 10, Nậm Kè 2, Huổi Ban, Hua Sin 1, 2, Tàng Phon, Huổi Lắp, Lò San Chái; Húi To 1,2, Nậm Là 2, Tân Phong, Hua Sin 1,2, Tá Sú Lình; đã hoàn thành đo đạc quy chủ, đang tiến hành lập phương án hỗ trợ, đền bù GPMB 6 điểm bản gồm: Mường Toong 6, 7, 8, Tân Phong, Nậm Là 2, Huổi Lích 1; đang triển khai đo đạc, quy chủ và lập phương án hỗ trợ, đền bù GPMB  tại các điểm bản còn lại.

    \r\n

    \r\n (6) Kết quả hỗ trợ đời sống và hỗ trợ phát triển sản xuất: Cùng với thực hiện di chuyển, sắp xếp dân cư tại các điểm bản, UBND huyện Mường Nhé, các chủ đầu tư đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Đề án được duyệt như: Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ làm nhà ở, hỗ trợ dụng cụ sinh hoạt, hỗ trợ sản xuất (dụng cụ sản xuất, giống các loại cây lương thực, hỗ trợ con giống như: trâu, bò, lợn, dê, gà...), hỗ trợ chuyển đồi ngành nghề, hỗ trợ làm nhà xí hợp vệ sinh, hỗ trợ gạo… cho các hộ. Tổng số kinh phí hỗ trợ thuộc Đề án 171.694 triệu đồng.

    \r\n

    \r\n (7) Kết quả tập huấn  bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, bản: Bồi dưỡng, tập huấn cho 835 lượt người, đạt 71,7% so với mục tiêu đề ra. Trong đó bồi dưỡng, tập huấn cho 498 lượt người bằng nguồn vốn của Đề án và cho 337 lượt người bằng nguồn vốn lồng ghép khác.

    \r\n

    \r\n (8) Kết quả phân bổ và thực hiện vốn đầu tư phát triển của Đề án

    \r\n

    \r\n - Tổng nguồn vốn Đề án bố trí cho triển khai thực hiện đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng giai đoạn 2011 - 2015 là 888 tỷ đồng, bằng 62,7% tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của Đề án; trong đó riêng giai đoạn 2011- 2015 đạt 96,8% tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của Đề án. Tổng số vốn đã giải ngân đến 31/12/2016 là 865 tỷ 910 triệu đồng; Tổng số vốn kết dư của Đề án là  22.090 triệu đồng, UBND tỉnh đã có báo cáo với trung ương cho phép kéo dài thời gian thực hiện, đến nay chưa có ý kiến của trung ương nên giải ngân vốn đầu tư năm 2017 chưa thực hiện được.

    \r\n

    \r\n - Tổng số vốn lồng ghép đầu tư đầu tư trực tiếp vào các dự án thành phần là 20 tỷ 800 triệu đồng; trong đó số vốn đã giải ngân là 20 tỷ đồng.

    \r\n

    \r\n b) Tình hình giao và thực hiện kế hoạch vốn sự nghiệp

    \r\n

    \r\n - Tổng nguồn vốn sự nghiệp được Trung ương phân bổ để thực hiện Đề án là 307.000 triệu đồng; trong đó: Năm 2012 - 2013 mỗi năm 30 tỷ đồng, năm 2014 - 2017 mỗi năm 50 tỷ đồng. Năm 2018 bố trí 47 tỷ đồng.

    \r\n

    \r\n - Thực hiện giải ngân theo Công văn hướng dẫn số 8822/BTC-NSNN ngày 01/7/2014 của Bộ Tài chính đến tháng 3/2017 là 174.404,26 triệu đồng, đạt 67,1%  kế hoạch vốn giao (chủ yếu là chi đền bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ nhà ở).

    \r\n

    \r\n c) Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

    \r\n

    \r\n c1. Khó khăn vướng mắc

    \r\n

    \r\n - Điều kiện đất sản xuất ở một số điểm bản rất khó khăn, chủ yếu là làm nương trên đất dốc nhanh bạc màu, trình độ dân trí còn hạn chế, không đồng đều, tập quán canh tác lạc hậu; tình trạng dân DCTD, tuyên truyền đạo trái phép vẫn tiếp tục tái diễn; một số đối tượng là trưởng một số nhóm đạo đã tuyên truyền, lôi kéo những người thiếu hiểu biết nên có thái độ không hợp tác, đề ra một số yêu sách khó chấp nhận.

    \r\n

    \r\n - Đề án được duyệt dự kiến diện tích phải thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng thấp hơn so với thực tế; mặt khác, Đề án được xây dựng năm 2011 nên đơn giá có sự thay đổi (giá đất, giá đo đạc quy chủ...) dẫn đến không đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện GPMB.

    \r\n

    \r\n - Nhiều chính sách chưa được quy định cụ thể, phát sinh bất cập trong thực tế như: Đối với nội dung hỗ trợ di chuyển; chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và phát triển sản xuất, chi phí quản lý tổ chức thực hiện đã được phê duyệt trong tổng số vốn của Đề án, nhưng chưa được quy định cụ thể, ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, vận động và thực hiện di chuyển dân đến nơi ở mới. Cụ thể như: chính sách hỗ trợ về nhà ở, chính sách hỗ trợ gạo cho các hộ di chuyển đến nơi ở mới trong thời gian đầu chưa tự túc được lương thực, chính sách hỗ trợ các hộ dân thực hiện chuyển đổi tập quán canh tác cây lương thực trên đất dốc sang trồng cây công nghiệp, trồng rừng sản xuất...

    \r\n

    \r\n - Khối lượng kết cấu hạ tầng thiết yếu được lập trong Đề án 79 chỉ được ước lượng tạm tính; thực tế triển khai thực hiện phát sinh tăng khối lượng một số công trình (đặc biệt là đường giao thông) dẫn đến tăng tổng mức đầu tư so với Đề án được duyệt.

    \r\n

    \r\n - Sự thay đổi về chế độ chính sách như Luật đất đai, mức lương cơ sở, Luật xây dựng và những Luật có liên quan thay đổi đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện một số chính sách đầu tư, hỗ trợ để thực hiện Đề án.

    \r\n

    \r\n - Một số chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và phát triển sản xuất chưa thống nhất được nguồn vốn để thực hiện phải thực hiện theo cơ chế ứng. Vì vậy, không thanh quyết toán được những nội dung chi này, dẫn đến chậm trễ trong quá trình triển khai thực hiện.

    \r\n

    \r\n - Đề án triển khai trên diện rộng, khối lượng công việc lớn, triển khai đồng bộ, đồng loạt nhiều nội dung phần trong cùng một thời điểm nên việc đảm bảo năng lực thực hiện là rất khó khăn, một số đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư không đảm bảo năng lực để triển khai thực hiện làm chậm tiến độ đề án.

    \r\n

    \r\n Những khó khăn, bất cập từ cơ chế chính sách cơ bản đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thực hiện theo giải pháp do tỉnh Điện Biên đề xuất và được phê duyệt điều chỉnh Đề án tại Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 07/4/2017 của UBND tỉnh Điện Biên; nhiều khó khăn vướng mắc, tồn tại yếu kém từng bước được khắc phục, việc thực hiện Đề án có nhiều chuyển biến tích cực. Để đảm bảo nguồn lực triển khai đề án tiếp theo UBND tỉnh đã báo cáo, đề xuất các Bộ ngành Trung ương bố trí vốn đầu tư phát triển và cho phép kéo dài thời gian thực hiện phần vốn kết dư giai đoạn 2013 - 2015, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thông báo vốn để trển khai thực hiện. Nội dung chi phí đo đạc quy chủ hỗ trợ đền bù GPMB, kinh phí hỗ trợ người dân làm nhà, kinh phí hỗ trợ phát triển rừng vẫn chưa có sự thống nhất giữa các Bộ trong việc sử dụng nguồn vốn. Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016 - 2020 chưa được cân đối, bố trí để thực hiện. Do đó, một số công trình đã phê duyệt nhưng chưa thực hiện; một số dự án phải đình hoãn; nhiều điểm bản chưa được đầu tư hoàn thiện hạ tầng đảm bảo điều kiện cơ bản cho việc kiến thiết cuộc sống của người dân nơi định cư, nhất là một số điểm bản thành lập mới; tạo tâm lý so sánh giữa các hộ dân của các điểm bản trong vùng Đề án do việc triển khai đầu tư hạ tầng và hỗ trợ chưa kịp thời theo nội dung tuyên truyền về chính sách quy định của Đề án nên người dân chưa yên tâm để ổn định cuộc sống lâu dài; nhiều điểm bản chưa được lấp đầy, xuất hiện hiện tượng tái di cư về nơi ở cũ tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định, gây khó khăn cho việc vận động và di chuyển dân cư.

    \r\n

    \r\n c2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

    \r\n

    \r\n - Phần lớn điểm bản phải thực hiện điều chỉnh trong đó 03 điểm bản phải di chuyển sang điểm bản khác, 01 điểm bản chưa tìm được địa điểm xây dựng phương án. Diện tích đất tự nhiên vùng Đề án rộng nhưng diện tích đất để lựa chọn quy hoạch một số bản gặp nhiều khó khăn do thiếu diện tích đất để phục vụ sản xuất, thiếu nguồn nước để phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

    \r\n

    \r\n - Tiến độ đo đạc quy chủ, lập phương án GPMB quá chậm ảnh hưởng đến tiến độ bố trí sắp xếp, ổn định dân. Công tác quản lý đất đai của chính quyền cơ sở còn yếu kém, buông lỏng và thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng mua bán đất trái phép, tranh chấp về đất đai xảy ra khá phổ biến; mặt khác, chính quyền một số xã chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc phối hợp xác minh nguồn gốc đất để xây dựng phương án GPMB đã làm ảnh hưởng tới tiến độ GPMB.

    \r\n

    \r\n - Không hoàn thành tiến độ di chuyển dân so với mục tiêu đề ra; Tình hình dân di cư tự do trên địa bàn huyện vẫn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng tới tâm lý của những hộ dân thuộc đối tượng di chuyển của Đề án.

    \r\n

    \r\n - Tiến độ thực hiện xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu chậm, năng lực của Chủ đầu tư hạn chế, phụ thuộc vào đơn vị tư vấn, việc kiểm soát trong quá trình lập và trình duyệt dự án chưa được chú trọng nên phải chỉnh sửa nhiều lần mới đáp ứng yêu cầu phê duyệt.

    \r\n

    \r\n - Sự phối hợp giữa các Chủ đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan còn hạn chế, nhất là giai đoạn đầu thực hiện Đề án.

    \r\n

    \r\n - Người dân không đồng thuận và đòi hỏi nhiều điều kiện (tăng hạn mức đất bố, phải bố trí ở những nơi có ruộng nước, có ao, có đất đai rộng để chăn thả hoặc phải bố trí ở những nơi có rừng để phá làm nương), đề nghị được bố trí tại chỗ với số lượng lớn hộ dân trong khi địa điểm hiện tại không có khả năng dung nạp sẽ gây chồng lấn, xâm phạm diện tích đất rừng, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định nên việc sắp xếp, ổn định dân gặp rất nhiều khó khăn. Một số điểm bản đã được đầu tư hạ tầng, thu hồi phân chia đất ở, đất sản xuất nhưng vẫn chưa lấp đầy số hộ theo quy mô được duyệt.

    \r\n

    \r\n - Số hộ di cư sau thời điểm 30/4/2011 hiện đang cư trú tại các điểm bản dự kiến sắp xếp ổn định dân cư thuộc Đề án có số lượng lớn nên việc sắp xếp gặp nhiều khó khăn.

    \r\n

    \r\n - Công tác quản lý dân di cư tự do đã được tăng cường nhưng vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng tới tâm lý của những hộ dân thuộc đối tượng di chuyển của Đề án. Một số hộ dân đã chuyển đến điểm mới nhưng vẫn bố trí người trong gia đình quay về định cư, sản xuất tại khu vực cũ. Công tác quản lý đất khu vực người dân sau khi xuất cư chưa được chính quyền địa phương thực hiện triệt để dẫn đến tình trạng di cư và tái di cư.

    \r\n

    \r\n - Khu vực Cà Là Pá có sự gia tăng đột biến về số dân di cư: Theo Đề án có 384 hộ, dự kiến di chuyển 213 hộ, sắp xếp tại chỗ 105 hộ, 66 hộ không thuộc đối tượng của Đề án. Đến nay có khoảng trên 452 hộ tăng 148 hộ (không bao gồm 80 hộ đã được di chuyển đến các điểm bản Mường Toong 4,5,6,7) với 2.528 nhân khẩu bằng 7% dân số toàn huyện.

    \r\n

    \r\n - Đề án đang phải đình hoãn đầu tư cơ cở hạ tầng từ năm 2017 cho đến nay do kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2020 chưa được bố trí.

    \r\n

    \r\n d) Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới

    \r\n

    \r\n - Trên cơ sở nội dung Đề án điều chỉnh được phê duyệt theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục tổng hợp nhu cầu vốn đề xuất các Bộ, ngành Trung ương bố trí vốn để triển khai thực hiện Đề án, trong đó tập trung bố trí cho các điểm bản thành lập mới chưa được đầu tư công trình hạ tầng hoàn thiện; các dự án đang triển khai thực hiện dở dang.

    \r\n

    \r\n - Đối với các điểm bản đã di chuyển bố trí sắp xếp dân cư khẩn trương thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các hộ chuyển đến. Tiếp tục tuyên truyền vận động và di chuyển lấp đầy các điểm bản đã được đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương án theo quy hoạch.

    \r\n

    \r\n - Rà soát, hoàn thiện điều chỉnh các phương án sắp xếp, ổn định dân cư; sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính thôn, bản theo tình thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017; Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 16/03/2018 của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 2054/KH-UBND ngày 31/07/2018 của UBND tỉnh; để đảm bảo sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.

    \r\n

    \r\n - Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, trọng tâm là GPMB để di chuyển dân đến nơi ở mới và tạo mặt bằng bố trí đất sản xuất, triển khai thực hiện phương án hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ ổn định đời sống cho các bản thành lập mới.

    \r\n

    \r\n - Chỉ đạo UBND các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ và các ngành liên quan tiếp tục rà soát các mục tiêu sắp xếp dân cư xen ghép theo Đề án được duyệt; chủ động xây dựng các phương án bố trí xen ghép để tổ chức thực hiện di chuyển dân theo quy hoạch.

    \r\n

    \r\n - Tăng cường trách nhiệm của chính quyền cấp xã, huyện trong vùng Đề án và các Sở, ngành tỉnh trong công tác quản lý đất đai, nhân khẩu, quản lý dân di cư tự do; các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư các phương án tích cực bám địa bàn để triển khai thực hiện các phương án, phối hợp với chính quyền địa phương chặt chẽ, quyết liệt trong khâu lập phương án GPMB, bồi thường, thu hồi đất. Tích cực, sát sao phối hợp chặt chẽ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ được giao theo phân công.

    \r\n

    \r\n - Xem xét rà soát các chính sách cụ thể của Đề án để có những điều chỉnh, sửa đổi bổ sung phù hợp với quy định hiện hành (Quyết định số 574/QĐ-UBND ngày 07/02/2012 của UBND tỉnh).

    \r\n

    \r\n - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chủ động thực hiện các dự án thành phần của Đề án khi được bổ sung vốn đầu tư từ nguồn dự phòng 10% giai đoạn 2016-2020.

    \r\n

    \r\n e) Kiến nghị

    \r\n

    \r\n Hiện nay, UBND tỉnh đã có văn bản kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương các nội dung sau:

    \r\n

    \r\n - Đề nghị Trung ương xem xét bố trí kế hoạch vốn cho địa phương để thực hiện Đề án trong giai đoạn 2018-2020, trong đó năm 2018 đề nghị bố trí là 174.180 triệu đồng và cho phép điều chuyển số vốn kết dư giai đoạn 2011-2015 chưa giải ngân (22.090 triệu đồng) để tiếp tục triển khai các dự án dở dang giai đoạn 2016- 2020, tuy nhiên đến nay chưa được thông báo chấp thuận để triển khai thực hiện.

    \r\n

    \r\n - Về cơ chế quản lý nguồn vốn: Theo Đề án được duyệt, vốn sự nghiệp hỗ trợ bồi thường hỗ trợ đất đai, cây trồng, vật nuôi 891,193 tỷ đồng (tăng lên 767,7 tỷ đồng so với Quyết định 79), cho đến nay chưa có sự thống nhất giữa các Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí bằng nguồn vốn sự nghiệp hay nguồn đầu tư. Ngày 01/7/2014 Bộ Tài chính ban hành Công văn số 8822/BTC-NSNN hướng dẫn kinh phí sự nghiệp thực hiện Quyết định số 79/QĐ-TTg, theo đó Bộ Tài chính trước mắt đồng ý cho tỉnh Điện Biên sử dụng kinh phí sự nghiệp để tạm ứng chi đền bù, giải phóng mặt bằng và đồng thời đề nghị UBND tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đảm bảo nguồn vốn thực hiện. Tại văn bản số 04/TTg-NN ngày 11/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ, chấp thuận chủ trương điều chính bổ sung Đề án và giao cho UBND tỉnh Điện Biên tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phê duyệt điều chỉnh bổ sung Đề án và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, tại văn bản số 634/BKHĐT-KTĐPLT Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp ý kiến tham gia của Bộ Tài chính bố trí bằng nguồn vốn đầu tư đối với nội dung chi hỗ trợ bồi thường hỗ trợ đất đai, cây trồng, vật nuôi, nhưng trong ý kiến tham mưu vẫn chuyển nội dung này vào nguồn vốn sự nghiệp. Vì vậy, để có nguồn kinh phí thực hiện đề án đã phê duyệt, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định cụ thể tính chất nguồn vốn và bố trí vốn để địa phương có nguồn thực hiện Đề án và thu hồi số kinh phí đã tạm ứng.

    \r\n

    \r\n - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2048/VPCP-KTN, ngày 28/3/2016 về việc trao trả dân di cư tự do vào địa bàn huyện Mường Nhé. Tỉnh Điện Biên đã có văn bản đề nghị các tỉnh đến đón 373 hộ, 2.056 khẩu dân di cư tự do đến sau thời điểm 30/4/2011 trở về nơi xuất cư. Đến nay, đã có 6 tỉnh cử đoàn công tác phối hợp với tỉnh Điện Biên để đưa các hộ dân trở về quê cũ. Tuy nhiên, chưa có hộ nào trở về nơi ở cũ do các hộ này trước khi di cư đã bán toàn bộ tài sản, đất đai nơi tại ở cũ. UBND tỉnh đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm chủ trì tổ chức Hội nghị để bàn giải quyết tình trạng dân di cư tự do tại các tỉnh miền núi và Tây Nguyên nhằm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực.

    \r\n

    \r\n Các nội dung kiến nghị trên đã được Văn phòng Chính phủ chuyển đến các Bộ, ngành chức năng xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Phiếu chuyển số 226/PC-VPCP ngày 07/02/2017 và Công văn số 1585/VPCP-QHĐP ngày 13/02/2018 của Văn phòng Chính phủ.  Để tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo mục tiêu, tiến độ đề ra đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ tiếp tục quan tâm xem xét sớm giải quyết các kiến nghị của tỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đảm bảo nguồn lực để địa phương triển khai thực hiện Đề án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    \r\n

    \r\n 5. Dự án bổ sung đoạn tuyến từ Đường Võ Nguyên Giáp đến khu TĐC Noong Bua (Đường 60m)

    \r\n

    \r\n a) Thông tin về chương trình, dự án

    \r\n

    \r\n Dự án Đường 60m đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 04/12/2015, với tổng mức đầu tư là 350 tỷ đồng, nguồn vốn TĐC Thủy điện Sơn La là: 294 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 56 tỷ đồng, thời gian thực hiện: 2015-2017.

    \r\n

    \r\n b) Tình hình thực hiện dự án

    \r\n

    \r\n - Tiến độ thực hiện:

    \r\n

    \r\n + Công tác đền bù GPMB và tái định cư: Đã ban hành 68 Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với tổng giá trị phê duyệt là 130.494 triệu đồng;

    \r\n

    \r\n Đã thực hiện thanh toán chi trả tiền bồi thường hỗ trợ cho các hộ gia đình cá nhân 59.199 triệu đồng/144 hộ. Số tiền chưa giải ngân thanh toán là 50.295 triệu đồng (dự kiến trừ 21.000 triệu đồng bồi thường đất ở không cấp phát mà đối trừ qua giao đất tái định cư); Nguyên nhân cơ bản người dân đề nghị được giao đất tái định cư, chưa đồng ý với đơn giá bồi thường, số ô đất được bố trí tái định cư.

    \r\n

    \r\n Đã tiếp nhận mặt bằng của 126 hộ /211 hộ và thực hiện bàn giao cho đơn vị thi công với tổng diện tích 85.810 m2/105.582 m2, bằng 81,3% tổng diện tích đất phải thu hồi để thực hiện dự án.

    \r\n

    \r\n + Công tác thi công: Cơ bản đã hoàn thành công tác thi công đối với đoạn tuyến đã có mặt bằng sạch. Lũy kế khối  lượng đã thực hiện đạt 56% giá trị gói thầu. Hiện UBND thành phố chỉ đạo triển khai thi công hoàn thành các lớp cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2 để thảm bê tông nhựa; thi công hoàn thành lắp đặt hệ thống cấp nước sạch, thoát nước thải, bó vỉa vỉa hè và dải phân cách giữa thuộc đoạn tuyến từ nút A31 đến nút B09 chiều dài = 665m.

    \r\n

    \r\n - Tổng giá trị khối lượng thực hiện: 248,473 tỷ đồng. Trong đó: Giá trị phê duyệt đền bù: 130,494 tỷ đồng; Xây lắp: 104,8 tỷ đồng; Chi khác: 13,179 tỷ đồng;

    \r\n

    \r\n - Lũy kế vốn được bố trí: 168,117 tỷ đồng. Trong đó: Kế hoạch vốn bố trí đến hết năm 2017: 79,700 tỷ đồng; Vốn vay: 88,417 tỷ đồng (50 tỷ đồng từ Quỹ phát triển đất, 38,417 tỷ đồng từ ngân sách địa phương);

    \r\n

    \r\n - Tổng giá trị giải ngân thanh toán: 155,391 tỷ đồng. Trong đó: Xây lắp: 89,413 tỷ đồng; tư vấn, khác: 2,779 tỷ đồng; Đền bù GPMB: 63,199 tỷ đồng (bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình: 59,199 tỷ đồng, di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật: 4 tỷ đồng).

    \r\n

    \r\n c) Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện

    \r\n

    \r\n - Đã hết thời gian thực hiện dự án (năm 2017);

    \r\n

    \r\n - Diện tích chưa giải phóng mặt bằng 2ha/10,5ha bằng 19% tổng diện tích phải GPMB.

    \r\n

    \r\n   - Chưa hoàn thành các điểm tái định cư thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật khung để bố trí TĐC cho các hộ thuộc dự án đường 60m nên các hộ chưa bàn giao mặt bằng để thi công.

    \r\n

    \r\n - Các hộ dân bị ảnh hưởng chưa thực sự đồng tình với phương án đền bù, bố trí tái định cư cho nên người dân không chịu bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

    \r\n

    \r\n - Công tác thi công: Chậm tiến độ, đến thời điểm báo cáo khối lượng xây lắp thi công đạt 104,8 tỷ đạt khoảng 56% giá trị hợp đồng.

    \r\n

    \r\n - Số vốn còn thiếu so với tổng mức đầu tư: 181,883 tỷ đồng; vốn còn thiếu cho thanh toán khối lượng hoàn thành: 80,356 tỷ đồng;

    \r\n

    \r\n Trong năm 2017-2018, UBND tỉnh đã nhiều lần kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí cho tỉnh số vốn còn thiếu, nhưng đến nay chưa cân đối được nguồn vốn để giao. Đầu năm 2019, UBND tỉnh đã trực tiếp báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị bố trí vốn còn thiếu cho Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Thủ tướng Chính phủ đã kết luận giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát cân đối bố trí từ nguồn dự phòng NSTW trong kế hoạch trung hạn 2016-2020.

    \r\n

    \r\n d) Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý

    \r\n

    \r\n - Tiếp tục kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương bố trí vốn còn thiếu cho dự án;

    \r\n

    \r\n Tháng 2/2019, UBND tỉnh đã cùng lãnh đạo các Sở ngành và lãnh đạo UBND thành phố Điện Biên Phủ kiểm tra thực địa đánh giá tiến độ, xem xét tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong việc triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Các các khó khăn vướng mắc của dự án đã được UBND tỉnh chỉ đạo sử lý tại Thông báo số 05/TB-UBND ngày 6/3/2019.

    \r\n

    \r\n Thực hiện Thông báo số 05/TB-UBND ngày 6/3/2019 của UBND tỉnh, UBND thành phố và các ngành triển khai các công việc gồm:

    \r\n

    \r\n - UBND thành phố Điện Biên Phủ: Phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường lập tiến độ chi tiết triển khai công tác GPMB và xây dựng 04 điểm tái định cư dọc trục đường 60m hoàn thành trước ngày 30/6/2019, phấn đấu hoàn thành dứt điểm công tác GPMB và thông tuyến đường 60m trước ngày 30/6/2019. Đã, đang chỉ đạo Ban QLDA các công trình trình điều chỉnh thời gian thực hiện dự án; Rà soát khối lượng hoàn thành đủ điều kiện nghiệm thu thanh toán; Kinh phí chi trả bồi thường GPMB để trình UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cho ứng vốn thực hiện.

    \r\n

    \r\n - Sở Tài nguyên và Môi trường: Đang tập trung đẩy nhanh công tác thi công hoàn thành 4 điểm tái định cư để UBND thành phố giao đất TĐC cho các hộ thuộc đường 60m để nhận được mặt bằng thi công trong quý II/2019. Tích cực phối hợp cùng thành phố Điện Biên Phủ và Tổ công tác liên ngành tăng cường công tác đối thoại nhân dân để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

    \r\n

    \r\n 6. Dự án Đường Na Sang (Km146 + 200/QL.12) - TT xã Huổi Mí - Pú Xi - Nậm Mức (Km450/QL.6) - Km456/QL.6 - Thị trấn Tủa Chùa - Huổi Lóng, tỉnh Điện Biên (Phân đoạn TT. Tủa Chùa - Nậm Mức - Huổi Mí)

    \r\n

    \r\n a) Thông tin về dự án

    \r\n

    \r\n Dự án đầu tư xây dựng công trình Đường Na Sang (Km146 + 200/QL.12) - TT xã Huổi Mí - Nậm Mức (Km452+300/QL.6) - Thị trấn Tủa Chùa - Huổi Lóng, tỉnh Điện Biên (Phân đoạn TT. Tủa Chùa - Nậm Mức - Huổi Mí) được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 29/6/2017 với tổng mức đầu tư 690 tỷ đồng từ nguồn vốn TPCP, thời gian thực hiện 2017-2020; Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án các công trình Giao thông tỉnh Điện Biên. Địa điểm xây dựng: xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa; xã Nậm Nèn, xã Huổi Mí, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.

    \r\n

    \r\n b) Kết quả triển khai thực hiện

    \r\n

    \r\n - Công tác đấu thầu dự án: Đến nay đã tổ chức lựa chọn 13/14 gói thầu, cụ thể gồm các gói thầu sau: Gói thầu Tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC và dự toán xây dựng công trình + Lập hồ sơ cắm cọc GPMB, cọc MLG và thực hiện cắm cọc GPMB, cọc MLG; Gói thầu thẩm tra thiết kế BVTC và dự toán; Gói thầu: Khảo sát, lập phương án thi công và dự toán Rà phá bom, mìn, vật nổ; Rà phá bom, mìn, vật nổ chuẩn bị mặt bằng thi công; Đo vẽ, trích lục bản đồ địa chính; Gói thầu: Tư vấn Lập phương án trồng rừng thay thế + lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; Gói thầu: Tư vấn giám sát và quan trắc môi trường; Gói thầu Bảo hiểm xây dựng công trình; Gói thầu số 01: Thi công xây lắp và đảm bảo giao thông từ (Km0+00-Km16+540); Gói thầu số 02: Thi công xây lắp và đảm bảo giao thông từ (Km16+540-Km34+00); Gói thầu số 03: Thi công xây lắp và đảm bảo giao thông từ (Km34+00-Km48+00); Gói thầu Giám sát thi công. Các gói thầu chưa thực hiện lựa chọn nhà thầu: Gói thầu Tư vấn kiểm toán.

    \r\n

    \r\n - Công tác thực hiện hợp đồng:

    \r\n

    \r\n Tổng số hợp đồng dự án đến thời điểm báo cáo đã ký kết được 16 hợp đồng và triển khai thực hiện các hợp đồng này theo đúng qui định hiện hành; bao gồm các gói thầu: Gói thầu Tư vấn khảo sát, thiết kế lập dự án đầu tư (1); Gói thầu Báo cáo đánh giá tác động môi trường (2); Gói thầu Tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC và dự toán xây dựng công trình + Lập hồ sơ cắm cọc GPMB, cọc MLG và thực hiện cắm cọc GPMB, cọc MLG (3); Gói thầu Thẩm tra thiết kế BVTC và dự toán (4); Gói thầu Khảo sát, lập phương án thi công và dự toán Rà phá bom, mìn, vật nổ; Rà phá bom, mìn, vật nổ chuẩn bị mặt bằng thi công (5); Gói thầu Đo vẽ, trích lục bản đồ địa chính (6); Gói thầu Tư vấn Lập phương án trồng rừng thay thế + lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (7); Gói thầu Bảo hiểm xây dựng công trình(8); Gói thầu xây lắp số 01 ( xây lắp đoạn Km 0+00- Km 16+540) (9); Gói thầu xây lắp số 02 ( xây lắp đoạn Km 16+540- Km 34+00) (10); Gói thầu xây lắp số 03 (xây lắp đoạn Km 34+00- Km 48+00) (11); Gói thầu Tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình di chuyển đường dây trung, hạ thế phục vụ GPMB dự án (12); Gói thầu Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá HSDT (13); Gói thầu thi công xây lắp + thiết bị công trình Di chuyển đường dây trung hạ thế phục vụ GPMB dự án (14); Gói thầu số 02 thi công xây lắp + thiết bị (toàn bộ phần di chuyển đường dây trung hạ thế phục vụ GPMB) (Bao gồm chi phí xây lắp, chi phí phần thiết bị, chi phí hạng mục chung, phần vật tư thu hồi, chi phí dự phòng) (15); Hợp đồng tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ GPMB dự án (16).

    \r\n

    \r\n - Giá trị khối lượng thực hiện theo tiến độ thực hiện hợp đồng: Tổng khối lượng thực hiện và được nghiệm thu theo hợp đồng đã ký kết đến thời điểm báo cáo đạt giá trị 36.042 triệu đồng. Khối lượng thực hiện và nghiệm thu ngoài hợp đồng (chi phí GPMB, chi phí khác) đến thời điểm báo cáo đạt giá trị 35.343 triệu đồng. Đến thời điểm báo cáo Tổng khối lượng nghiệm thu đạt 71.385 triệu đồng. Giá trị thực hiện chưa nghiệm thu là 83.000 triệu đồng.

    \r\n

    \r\n - Tình hình quản lý vốn và tổng hợp kết quả giải ngân: Tổng số vốn bố trí từ đầu dự án là: 580.876 triệu đồng đạt 84,18% so với tổng mức đầu tư dự án được duyệt là 690.000 triệu đồng. Đến thời điểm báo cáo giá trị giải ngân từ đầu dự án: 264.841,5 triệu đồng (Bao gồm cả chi phí tạm ứng xây lắp).

    \r\n

    \r\n - Về công tác giải phóng mặt bằng cho dự án (ở các phạm vi không phải là đất rừng): Thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, Ban quản lý dự án các công trình giao thông đã chủ động, tích cực phối hợp với UBND các huyện Mường Chà, Tủa Chùa thực hiện công tác đền bù GPMB cho dự án. Đến nay:

    \r\n

    \r\n + Phạm vi tuyến thuộc huyện Mường Chà đã phê duyệt được tổng cộng 03 phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân; đã thực hiện xong công tác chi trả tiền đền bù cho 349 hộ /370 hộ dân bị ảnh hưởng, số tiền chi trả là 44.822 triệu đồng /46.821 triệu đồng, hiện còn 21 hộ dân chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ mặc dù Ban quản lý dự án và UBND huyện Mường Chà, Hội đồng bồi thường GPMB huyện, UBND xã đã thực hiện tiếp xúc và tuyên truyền đến các hộ dân này đến lần thứ 3.

    \r\n

    \r\n + Phạm vi tuyến thuộc huyện Tủa Chùa đã phê duyệt được 01 phương án cho 71 hộ dân/223 hộ dân bị thu hồi đất với số tiền đã phê duyệt theo phương án là 4.384 triệu đồng (Đến ngày 29/1/2018 phối hợp với UBND huyện Tủa Chùa chi trả đợt 1 được 2.962 triệu /4.384 triệu theo phương án phê duyệt (còn lại 9/71 hộ chưa đồng ý nhận tiền).

    \r\n

    \r\n c) Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện

    \r\n

    \r\n Khó khăn tồn tại chủ yếu của dự án tại thời điểm báo cáo là công tác đền bù GPMB cho dự án và việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, cụ thể như sau:

    \r\n

    \r\n - Trong tổng số diện tích thu hồi đất để thực hiện dự án có 20,19 ha đất rừng; Trong đó: 8,21 ha rừng phòng hộ (là rừng tự nhiên); 10,94 ha rừng sản xuất (gồm 10,88 ha rừng tự nhiên; 0,06 ha rừng trồng); 1,04 ha rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp (gồm 0,58 ha rừng tự nhiên; 0,46 ha rừng trồng).

    \r\n

    \r\n Thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, Ban quản lý dự án các công trình giao thông đã phối hợp với UBND các huyện và các Sở ngành hoàn thiện hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trình UBND tỉnh tổng hợp báo cáo với Thủ tướng Chính phủ nhưng đến nay chưa có văn bản chấp thuận của Thủ tướng vì vậy chưa thực hiện được việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp tại dự án và gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức thi công xây lắp dự án do nhiều đoạn tuyến vướng vào đất rừng không thi công được.

    \r\n

    \r\n - Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng cho dự án (ở các phạm vi không phải là đất rừng): Ban quản lý dự án các công trình giao thông đang tiếp tục phối hợp với UBND huyện Tủa Chùa, Mường Chà để tháo gỡ các tồn tại để hoàn thiện phê duyệt các phương án bồi thường xong dứt điểm trong tháng 4/2019.

    \r\n

    \r\n d) Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý

    \r\n

    \r\n - Trong thời gian tới, Ban quản lý dự án các công trình giao thông tiếp tục phối hợp với UBND các huyện Mường Chà, UBND huyện Tủa Chùa, UBND xã có liên quan thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách pháp luật có liên quan đến công tác bồi thường, thu hồi đất, vận động nhân dân chấp hành các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo chế độ chính sách hiện hành, sớm bàn giao đất để thực hiện xây dựng dự án; chỉ đạo nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc thiết bị để triển khai thi công trước ở các đoạn tuyến đã có mặt bằng.

    \r\n

    \r\n - Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục đề xuất với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan sớm có ý kiến chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp tại dự án để có mặt bằng triển khai xây dựng đảm bảo tiến độ của dự án.

    \r\n

    \r\n 7. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất ở, phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ

    \r\n

    \r\n a) Thông tin về dự án

    \r\n

    \r\n Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất ở, phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ được UBND tỉnh phê duyệt dự án tại Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 18/7/2018, với tổng mức đầu tư 63 tỷ đồng, nguồn vốn thực hiện dự án nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất; thời gian thực hiện dự án 2018-2019; chủ đầu tư Sở Tài nguyên và Môi trường;

    \r\n

    \r\n b) Kết quả triển khai thực hiện

    \r\n

    \r\n - Công tác đền bù giải phóng mặt bằng và thu hồi đất: Tổng diện tích thu hồi 6,1 ha của 12 hộ và 3 tổ chức. Công tác đo đạc kiểm đếm: Thực hiện đo đạc kiểm đếm 12/12 hộ  gia đình, cá nhân với diện tích là 1.274m2 và của 3 tổ chức với diện tích là 45.726m2. Công tác lập, thẩm định phương án bồi thường: Đã trình thẩm định hiện nay chưa phê duyệt với tổng giá trị bồi thường là: 315.406.304 đồng

    \r\n

    \r\n - Tình hình giải ngân thu hồi vốn: Đến nay dự án mới được bố trí nguồn vốn 2.000 triệu đồng/63.000 triệu đồng (tổng mức đầu tư) tỷ đồng đạt tỷ lệ 3,17% so với tổng mức đầu tư được duyệt. Đến thời điểm báo cáo tổng khối lượng thực hiện đạt giá trị 1.238,1 triệu đồng. Giá trị giải ngân thanh toán: 0 triệu đồng.

    \r\n

    \r\n - Công tác đấu thầu: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên phê duyệt tại Quyết định số 38/QD-UBND ngày 11/01/2019. Đã lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu: Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hố sơ dự thầu các gói thầu: Tư vấn và gói thầu thi công xây dựng công trình; Tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Chủ đầu tư đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu Tư vấn thiết kế BVTC- lập dự toán , tổng dự toán xây dựng công trình.

    \r\n

    \r\n c) Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện

    \r\n

    \r\n - Triển khai dự án: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt tại tháng 01 năm 2019 nên việc tổ chức triển khai thực hiện dự án sau khi có Quyết định đang được khẩn trương thực hiện tuy nhiên theo Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 18/7/2018 thì không đáp ứng được tiến độ thực hiện dự án; theo đó Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Tờ trình số 38/TTr-STNMT ngày 20/02/2019 đề nghị Sở Xây dựng trình UBND tỉnh điều chỉnh thời gian thực hiện (không phân kỳ thực hiện dự án).

    \r\n

    \r\n - Về kinh phí: Đến thời điểm báo cáo dự án mới được bố trí vốn là 2 tỷ đồng tại Thông báo số 646-TB/TU ngày 21/12/2018 của Ban thường vụ Tỉnh Ủy về việc chấp thuận chủ trương cho ứng vốn Quỹ phát triển đất để thực hiện dự án và Văn bản số 26/UBND-KT ngày 04/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ứng vốn Quỹ phát triển đất tỉnh Điện Biên cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện dự án.

    \r\n

    \r\n d) Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý

    \r\n

    \r\n - Đề nghị Sở Xây dựng thẩm định trình UBND tỉnh điều chỉnh thời gian thực hiện dự án không phân kỳ tại Tờ trình số 38/TTr-STNMT ngày 20/02/2019  với nội dung điều chỉnh: Thời gian thực hiện dự án năm 2018-2019, không phân kỳ thực hiện đầu tư theo giai đoạn như tại Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 18/7/2017 về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất ở, phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ.

    \r\n

    \r\n - Kinh phí bố trí cho dự án là 2 tỷ/63 tỷ là rất hạn hẹp so với yêu cầu nguồn vốn của dự án; để triển khai thực hiện dự án Chủ đầu tư kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND tỉnh Điện Biên bố trí số vốn còn lại trong năm 2019 để thi công đảm báo tiến độ của dự án.

    \r\n

    \r\n C. CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN THEO HÌNH THỨC PPP VÀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

    \r\n

    \r\n I. Dự án đầu tư xây dựng đường Thanh Minh - đồi Độc Lập và khu dân cư (đường vành đai phía bắc), thành phố Điện Biên Phủ

    \r\n

    \r\n 1. Thông tin về dự án

    \r\n

    \r\n Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh Điện Biên, được đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP với loại hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT). Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2018-2021. Đơn vị được giao quản lý hợp đồng BT: Ban QLDA các công trình giao thông tỉnh Điện Biên. Địa điểm xây dựng: Xã Thanh Minh, phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ và xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Qui mô đầu tư gồm 03 hạng mục: Dự án nhóm B, công trình giao thông cấp III. Tổng chiều dài tuyến đường L=4,343km, gồm đường đô thị có quy mô mặt cắt ngang tuyến: Bn=21m, chiều rộng mặt đường Bm=7mx2, chiều rộng vỉa hè Bh=3,5mx2 và 01 cầu qua sông bằng BTCT DƯL 01 nhịp, dầm I dài 33m, Bm=21m. Tổng mức đầu tư: 285,826 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư: Nhà đầu tư thực hiện dự án huy động 100% vốn đầu tư trong đó bao gồm vốn Chủ sở hữu và vốn huy động hợp pháp khác.

    \r\n

    \r\n 2. Kết quả triển khai thực hiện

    \r\n

    \r\n - Sau khi có quyết định phê duyệt dự án Nhà thầu tư vấn đã tiến hành các công tác khảo sát từ ngày 26/9/2018 tới ngày 20/10/2018, khối lượng và chất lượng công tác khảo sát đã được Nhà đầu tư, TVGS và Ban QLDA các CTGT tỉnh Điện Biên xác nhận tại biên bản ngày 21/10/2018;

    \r\n

    \r\n - Nhà đầu tư đã có Tờ trình số 72/TTr-CTHH ngày 01/11/2018 trình thẩm định hồ sơ thiết kế BVTC và dự toán xây dựng công trình dự án phần tuyến đường lần 1. Sau khi các Sở, Ngành có ý kiến đóng góp hoàn thiện hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công theo quy định tại văn bản số 1620/SXD-HTKT,QLN&BĐS ngày 07/12/2018, Nhà đầu tư đã chỉ đạo đơn vị Tư vấn chỉnh sửa, hoàn thiện và có Tờ trình số 10/TTr-CTHH ngày 12/01/2019 trình Sở Xây dựng thẩm định;

    \r\n

    \r\n - Đối với Dự án đối ứng khu dân cư, theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 31/8/2018, Nhà đầu tư đã hoàn thành thiết kế sơ bộ và trình Sở Xây dựng tại Tờ trình số 04/TTr-HUYHOANG ngày 6/01/2019.

    \r\n

    \r\n - Tình hình quản lý vốn và tổng hợp kết quả giải ngân: Nhà đầu tư đã sử dụng nguồn vốn Chủ sở hữu để giải ngân thực hiện các công việc Lập Quy hoạch, Lập thiết kế cơ sở, Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, Lập thiết kế bản vẽ thi công, đã giải ngân 3,94 tỷ/10,4 tỷ (Bằng nguồn vốn chủ sở hữu), đạt 38%.

    \r\n

    \r\n - Chất lượng công việc đạt được: Đã hoàn thành 100% công tác khảo sát, 90% công tác thiết kế.

    \r\n

    \r\n 3. Các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mác, bất cập và đề xuất phương án xử lý

    \r\n

    \r\n - Các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập: Hiện UBND tỉnh chưa ban hành các quy định cụ thể về thực hiện Dự án BT, do vậy trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn về định hướng thủ tục pháp lý.

    \r\n

    \r\n - Chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài Chính, UBND tỉnh về việc quyết định sử dụng đất để thanh toán cho các Nhà đầu tư theo hình thức BT là nguyên nhân gây vướng mắc cho Nhà đầu tư trong quá trình triển khai Dự án.

    \r\n

    \r\n 4. Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý

    \r\n

    \r\n - Kiến nghị UBND tỉnh sớm ban hành quy trình thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BT, có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Tài chính sớm có thông tư hướng dẫn thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư để thống nhất triển khai thực hiện các dự án BT, từ đó có hướng dẫn chi tiết để Nhà đầu tư thực hiện.

    \r\n

    \r\n - UBND tỉnh và các Sở, Ban ngành sớm xem xét, phê duyệt Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công để Nhà đầu tư có cơ sở triển khai các công việc tiếp theo, xác định được giá chị quỹ đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư để có cơ sở lập HSMT.

    \r\n

    \r\n  II. Dự án Khu tái định cư các hộ dân đường 15m từ cầu A1 xuống cầu C4 - thành phố Điện Biên Phủ

    \r\n

    \r\n 1. Thông tin về dự án

    \r\n

    \r\n Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 1286/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của UBND tỉnh Điện Biên và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư tại Quyết định số 1166/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên, đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP với loại hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT). Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2017-2018. Đơn vị được giao quản lý hợp đồng BT: UBND thành phố Điện Biên Phủ; Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hải Lộc. Địa điểm xây dựng: Bản Hoong En, phường Nam Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ. Qui mô đầu tư: Quy mô đất đai: 3,817ha, Quy mô dân số: 585 người. Tổng mức đầu tư: 58.900 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư: Bằng nguồn vốn tự có và các nguồn vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác của Nhà đầu tư.

    \r\n

    \r\n 2. Kết quả triển khai thực hiện

    \r\n

    \r\n - Dự án được lập, thẩm định và đã được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, kế hoạch sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư tại Quyết định số 1286/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của UBND tỉnh Điện Biên.

    \r\n

    \r\n - Dự án đã được tổ chức sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư theo đúng các quy định hiện hành và được phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 08/02/2018 của UBND thành phố Điện Biên Phủ và đã được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư tại Quyết định số 234/QĐ-UBND ngày 29/03/2018 của UBND tỉnh Điện Biên.

    \r\n

    \r\n - Sau khi Kế hoạch lựa chọn được phê duyệt UBND thành phố Điện Biên Phủ đã tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo đúng các quy định và được thẩm định, phê duyệt tại Quyết định số 1166/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 của UBND tỉnh, ngày 12/01/2019 Nhà đầu tư và UBND thành phố Điện Biên Phủ đã ký hợp đồng với Nhà đầu tư.

    \r\n

    \r\n - Nhà đầu tư đã thuê đơn vị tư vấn, quản lý dự án, Tư vấn lập HSMT, đánh giá hồ sơ dự thầu, lập thiết kế BVTC và dự toán xây dựng công trình đang trình thẩm định phê duyệt để hoàn thiện giá trị dự án BT trong hợp đồng BT.

    \r\n

    \r\n 3. Các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và đề xuất phương án xử lý

    \r\n

    \r\n Các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập: Do vướng mắc về cơ chế chính sách thanh toán quỹ đất cho các dự án BT dẫn đến dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch, chưa phê duyệt được thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình, chưa xác định được giá chị quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư trong hợp đồng BT.

    \r\n

    \r\n 4. Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý

    \r\n

    \r\n - Kiến nghị UBND tỉnh sớm ban hành quy trình thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BT, có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Tài chính sớm có thông tư hướng dẫn thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư để thống nhất triển khai thực hiện các dự án BT, từ đó có hướng dẫn chi tiết để Nhà đầu tư thực hiện.

    \r\n

    \r\n - Sớm thẩm định, phê duyệt được thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình, xác định được giá trị quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư trong hợp đồng BT.

    \r\n

    \r\n III. Dự án Chợ thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

    \r\n

    \r\n 1. Thông tin về dự án

    \r\n

    \r\n Dự án chưa được phê duyệt báo có nghiên cứu khả thi, mới được quyết định chủ trương đầu tư  tại Quyết định số 1134/QĐ-UBND ngày 06/11/2017 của UBND tỉnh Điện Biên, được đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP với 02 loại hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) và Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO). Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2019-2021. Đơn vị được giao quản lý hợp đồng BT: UBND huyện Tuần Giáo. Địa điểm xây dựng: Thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Qui mô đầu tư: Đầu tư xây dựng Chợ thị trấn Tuần Giáo, theo quy hoạch điều chỉnh: 9.535,1 m2 với 02 hợp phần: Hợp phần trong hàng rào BOO và Hợp phần ngoài hàng rào BT. Tổng mức đầu tư dự kiến: 129.190 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư: Bằng nguồn vốn tự có và các nguồn vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác của Nhà đầu tư.

    \r\n

    \r\n 2. Kết quả triển khai thực hiện

    \r\n

    \r\n - Tiến độ thực hiện dự án: Nhà đầu tư đang hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo Văn bản số 288/SKHĐT-KTĐN ngày 28/2/2019 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên. Dự kiến hoàn thành trình thẩm định vào cuối tháng 3/2019.

    \r\n

    \r\n - Công tác GPMB và tái định cư: Chưa thực hiện.

    \r\n

    \r\n - Công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư: Chưa thực hiện.

    \r\n

    \r\n - Giá trị khối lượng thực hiện theo tiến độ thực hiện hợp đồng: Hoàn thành 100% khối lượng công việc theo tiến độ thực hiện các hợp đồng số 29/HĐ-TV ngày 29/12/2017; Hợp đồng số 30/HĐ-TV ngày 29/12/2017; Hợp đồng số 32/2018/HĐ-TV ngày 29/01/2018; Hợp đồng số 36/2018/HĐ-KT ngày 06/02/2018;

    \r\n

    \r\n - Tình hình quản lý vốn và tổng hợp kết quả giải ngân: Nhà đầu tư quản lý vốn và chưa tiến hành giải ngân.

    \r\n

    \r\n - Chất lượng công việc đạt được: Công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi đảm bảo chất lượng theo các quy định hiện hành và hợp đồng kinh tế đã ký.

    \r\n

    \r\n - Các chi phí khác liên quan đến dự án: Chưa

    \r\n

    \r\n - Các biến động liên quan đến quá trình thực hiện dự án: Chưa.

    \r\n

    \r\n - Công tác đảm bảo chất lượng và hiệu lực quản lý dự án: Nhà đầu tư phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng và UBND huyện Tuần Giáo tổ chức thực hiện dự án theo đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành.

    \r\n

    \r\n 3. Các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và đề xuất phương án xử lý

    \r\n

    \r\n - Các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập: Hiện tại vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành liên quan về việc quy định sử dụng đất để đối trừ cho các Nhà đầu tư loại hợp đồng BT.

    \r\n

    \r\n - Đề xuất phương án hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án: Đề nghị UBND tỉnh Điện Biên kiến nghị các Bộ, Ngành liên quan sớm ban hành văn bản hướng dẫn về việc sử dụng đất để đối trừ cho các Nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư, loại hợp đồng BT.

    \r\n

    \r\n 4. Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý

    \r\n

    \r\n - Kiến nghị UBND tỉnh sớm ban hành quy trình thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BT, có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Tài chính sớm có thông tư hướng dẫn thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư để thống nhất triển khai thực hiện các dự án BT, từ đó có hướng dẫn chi tiết để Nhà đầu tư thực hiện.

    \r\n

    \r\n - Sớm thẩm định, phê duyệt được báo cáo nghiên cứ khả thi và tổng mức đầu tư, xác định được giá chị quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư trong hợp đồng BT.

    \r\n

    \r\n IV. Dự án chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt tại xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo

    \r\n

    \r\n 1. Thông tin về Dự án: Dự án do Công ty cổ phần chăn nuôi UVA Điện Biên đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 với các nội dung chính sau: Quy mô, công suất: Giai đoạn I: 30.000 con; Giai đoạn II: 70.000 con; Sản phẩm dịch vụ cung cấp: Bò sinh sản và bò thịt. Địa điểm thực hiện dự án: xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Diện tích sử dụng đất: 75 ha. Tổng vốn đầu tư giai đoạn I: 1.200 tỷ đồng. Trong đó: Vốn góp Công ty CP chăn nuôi UVA Điện Biên 200 tỷ đồng; Vốn huy động: 1.000 tỷ đồng. Tiến độ dự kiến hoàn thành: vào tháng 10 năm 2016.

    \r\n

    \r\n 2. Kết quả triển khai thực hiện: Theo nội dung báo cáo số 43/2019/BC-UVA ngày 21/3/2019 của Nhà đầu tư. Đến nay, Công ty CP UVA Điện Biên đã hoàn thành việc chi trả GPMB diện tích đất thuộc quy hoạch dự án (cả 2 giai đoạn của dự án) và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoàn thành các thủ tục chuẩn bị dự án. Hoàn thành khối lượng san lấp mặt bằng (cả 2 giai đoạn của dự án). Gia công khung chuồng bò đủ cho quy mô 30.000 con bò. Tổng vốn đầu tư đã thực hiện là 368.625 triệu đồng; chiếm 30,7% tổng mức đầu tư đăng ký. Đến thời điểm báo cáo, Dự án đã rất chậm tiến độ so với tiến độ Nhà đầu tư đăng ký với tỉnh. Tuy nhiên, theo nội dung báo cáo số 43/2019/BC-UVA, Nhà đầu tư không gặp phải khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Dự án.

    \r\n

    \r\n 3. Khó khăn, vướng mắc: Theo báo cáo của nhà đầu tư, để được nhập bò từ Úc, các đối tác Việt Nam phải có Báo cáo ĐTM, đảm bảo vệ sinh, môi trường cho đàn bò. Hiện nay, Nhà đầu tư đã gửi Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án sang phía Úc thẩm định. Tuy nhiên, phía Úc không chấp nhận vì tiêu chuẩn bên nước bạn yêu cầu quá cao. Hiện nay, Nhà đầu tư đang tích cực đàm phán với đối tác để được chấp nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

    \r\n

    \r\n Mặt khác, nếu không được phía Úc chấp nhân, Nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang chăn nuôi bò lai Sing (lai gữa bò Việt Nam và bò Ấn Độ).

    \r\n

    \r\n 4. Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý: Theo đề xuất của Nhà đầu tư, Sau khi có kết quả đàm phán với đối tác Úc, nếu được chấp nhận, nhà đầu tư tiếp tục nhập bò Úc, trong trường hợp phía Úc không chấp nhận, nhà đầu tư sẽ chuyên sang chăn nuôi bò lai Sing. Nhà đầu tư sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án.

    \r\n

    \r\n Đề nghị UBND tỉnh và các Sở, Ngành tạo điều kiện thận lợi cho Nhà đầu tư điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án, hoặc/và điều chỉnh nội dung đối tượng chăn nuôi.

    \r\n

    \r\n V. Dự án Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên

    \r\n

    \r\n 1. Thông tin về Dự án

    \r\n

    \r\n Dự án do Nhà đầu tư Công ty cổ phần Môi Trường Đô thị và Xây dựng tỉnh Điện Biên, đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 02/01/2018 với các nội dung chính sau: Quy mô: Xây dựng khu xử lý và tiêu hủy rác thải sinh hoạt: Công suất tối đa 120 tấn/ngày.đêm. Khu xử lý rác thải công nghiệp: Công suất tối đa 20 tấn/ngày.đêm. Khu xử lý bùn bể phốt, bùn thải: Công suất tối đa 15m3/ngày.đêm. Địa điểm thực hiện dự án: Xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Diện tích sử dụng đất: 10,5 ha; Tổng vốn đầu tư: 68.770 triệu đồng; Thời hạn hoạt động dự án: 50 năm, tính từ năm 2018.

    \r\n

    \r\n 2. Kết quả triển khai thực hiện

    \r\n

    \r\n - Giải phóng mặt bằng: Diện tích giải phóng mặt bằng của dự án là 10,5 ha với hình thức giải phóng mặt bằng là nhận đất sạch từ UBND huyện Điện Biên. Hiện nay chủ đâu tư đã nhận được 90% diện tích đất của dự án còn lại 10% đang trong quá trình chờ UBND huyện Điện Biên GPMB và giao đất.

    \r\n

    \r\n - Về xây dựng: Chủ đầu tư đang trong quá trình thực hiện san lấp mặt bằng.

    \r\n

    \r\n - Về thiết bị, máy móc: Đã ký hợp đồng cung cấp và lắp đặt thiết bị và đang trong quá trình sản xuất thiết bị.

    \r\n

    \r\n - Tiến độ thực hiện vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư đã thực hiện (ghi số vốn đã thực hiện và tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư đăng ký): Số vốn đã thực hiện là 7,15 tỷ đồng đạt 10,4% so với tổng vốn đầu tư đăng ký (68,77 tỷ đồng).

    \r\n

    \r\n - Nhìn chung tiến độ thực hiện còn chậm so với chủ trương đầu tư được duyệt.

    \r\n

    \r\n 3. Các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và đề xuất phương án xử lý

    \r\n

    \r\n Các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập: Dự án còn 10% đất chưa được UBND huyện bàn giao cho chủ đầu tư. Do đó chưa thể triển khai đồng bộ quá trình thi công xây dựng nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án.

    \r\n

    \r\n - Đề xuất phương án hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án: UBND huyện Điện Biên đẩy nhanh các thủ tục giải phóng mặt bằng sớm giao toàn bộ diện tích đất của dự án cho chủ đâu tư thực hiện dự án đảm bảo tiến độ đã đề ra.

    \r\n

    \r\n 4. Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý

    \r\n

    \r\n Đề nghị UBND huyện Điện Biên đẩy nhanh tiến độ dự án ngoài hàng rào đảm bảo cung cấp điện, nước, đường vận hành cho dự án nhà máy xử lý rác thải có đủ điều kiện vận hành khi đi vào hoạt động đúng tiến độ.

    \r\n

    \r\n VI. Dự án Khu đô thị mới Nam Thanh Trường

    \r\n

    \r\n 1. Thông tin về Dự án

    \r\n

    \r\n - Dự án do Nhà đầu tư Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Hoàng Anh, đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 07/11/2018 với các nội dung chính sau: Tổng diện tích xây dựng dự án: 25,62 ha (gồm diện tích đất xây dựng khu đô thị và diện tích đất xây dựng hạ tầng ngoài khu đô thị); Quy mô khu đô thị mới Nam Thanh Trường: 19,3 ha; Quy mô dân số: 2.500 người. Địa điểm thực hiện dự án: Tại địa bàn Xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên và phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, theo ranh giới quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 316/QĐ-UBND ngày 18/4/2018.

    \r\n

    \r\n - Diện tích sử dụng đất: 25,62 ha.

    \r\n

    \r\n - Tổng vốn đầu tư của dự án: Tổng vốn đầu tư giai đoạn I (đầu tư công trình hạ tầng của dự án) là: 382.107.759.428 đồng, trong đó: Nguồn vốn chủ sở hữu là: 97 tỷ đồng, tương đương 25,38%; Nguồn vốn vay và vốn huy động khác: 285.107,7 triệu đồng, tương đương 74,62%.

    \r\n

    \r\n - Tổng vốn đầu tư giai đoạn II (xây dựng các công trình kiến trúc), sẽ được nhà đầu tư tính toán theo quy định hiện hành, trên cơ sở nội dung đầu tư theo Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định 11/2013/NĐ-CP và thiết kế đô thị, quy chế quản lý khu đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Nhà đầu tư phải đảm bảo Nguồn vốn chủ sở hữu để thực hiện không nhỏ hơn 20% tổng vốn đầu tư giai đoạn II.

    \r\n

    \r\n - Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: Chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn I (2019 - 2021): Xây dựng Hệ thống hạ tầng và xây dựng một số công trình kiến trúc (nhà mẫu…). Giai đoạn II (2021 - 2027): Xây dựng Hệ thống công trình kiến trúc còn lại trong khu đô thị, để tổ chức kinh doanh nhà ở và bất động sản theo quy định.

    \r\n

    \r\n 2. Kết quả triển khai thực hiện

    \r\n

    \r\n - Về công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư: Dự án khu đô thị mới Nam Thanh Trường được thực hiện theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nên công tác GPMB và tái định cư do cơ quan chức năng tổ chức thực hiện. Trong thời gian qua, Nhà đầu tư đã tích cực phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, cơ chế chính sách vận dụng và áp dụng trong GPMB đối với khu đất thực hiện dự án. Tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch thu hồi đất do tỉnh ban hành (đã chậm 4 tháng). Hiện tại, Nhà đầu tư đang điều chỉnh lại phương án tài chính của dự án từ 9 năm xuống còn 8 năm.

    \r\n

    \r\n - Các nội dung còn lại như sử dụng đất, trang thiết bị máy móc, vận hành, sản suất, kinh doanh; chưa thực hiện do chưa được bàn giao mặt bằng để tổ chức thi công.

    \r\n

    \r\n - Tổng vốn đầu tư đã thực hiện: 6.600 triệu đồng, là Vốn chủ sở hữu.

    \r\n

    \r\n - Tiến độ thực hiện các nội dung khác được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chủ trương đầu tư;

    \r\n

    \r\n Trên cơ sở quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. Trong thời gian qua, Nhà đầu tư đã tập trung lập và trình duyệt các thủ tục: Điều chỉnh quy hoạch cục bộ; Thiết kế đô thị; Quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch khu đô thị mới; Thiết kế BVTC & Dự toán.

    \r\n

    \r\n 3. Các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và đề xuất phương án xử lý

    \r\n

    \r\n - Trên cơ sở các quy định hiện hành, Nhà đầu tư đã triển khai các bước trình tự thủ tục trình duyệt với cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc giải quyết nội dung công việc của một số cơ quan chức năng vừa chậm, vừa không đảm bảo yêu cầu (phải trình duyệt lại) làm kéo dài thời gian thực hiện công tác chuẩn bị thực hiện dự án.

    \r\n

    \r\n 4. Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý

    \r\n

    \r\n Dự án khu đô thị mới Nam Thanh Trường đã kéo dài nhiều năm gây ra những tổn thất vô cùng lớn cho nhà đầu tư Đề nghị cấp có thẩm quyền xác định thời gian cụ thể việc bàn giao mặt bằng sạch để nhà đầu tư hoàn tất thủ tục tính tiền sử dụng đất và tổ chức thi công thực hiện dự án vào ngày 7 tháng 5 năm 2019 chào mừng đại lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, để đẩy nhanh tiến độ và tránh những sai sót trong quá trình thực hiện dự án đề nghị UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành như sau:

    \r\n

    \r\n - Đề nghị UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức xác định giá trị khu đất hay giá trị nộp ngân sách, xác định thời điểm nộp ngân sách, xác định nghĩa vụ tài chính của Nhà đầu tư khi nhận bàn giao một phần hoặc toàn bộ diện tích khu đất thực hiện dự án, làm việc cụ thể với Bộ Tài Nguyên và Môi trường để xác định dự án có thuộc trường hợp chuyển tiếp theo quy định tại khoản 6 điều 100a Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ không.

    \r\n

    \r\n - Đề nghị UBND tỉnh giao Sở Xây dựng hướng dẫn Nhà đầu tư thực hiện dự án theo đúng trình tự và hoàn thiện thủ tục triển khai dự án theo hướng dẫn tại Nghị định số 11/20153/NĐ-CP ngày 14/01/2013, về quản lý đầu tư phát triển đô thị, Thông tư số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21/11/2013 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP và các quy định của pháp luật hiện hành khác có liên quan, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chi phí, chất lượng và thời gian thực hiện dự án theo đúng quy định, cụ thể:

    \r\n

    \r\n + Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng các đơn vị có liên quan xem xét dự án có thuộc trường hợp được giao đất để thực hiện dự án hay không và xem xét tính pháp lý của việc giao quỹ đất mới được đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc đoạn đường cầu A1 và đoạn giáp QL 12 kéo dài cho nhà đầu tư để là khu tái định cư và xây dựng nhà ở thương mại để bán.

    \r\n

    \r\n + Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình, tham mưu đơn vị ký hợp đồng với Nhà đầu tư trong trường hợp giao đất cho Nhà đầu tư thực hiện dự án và các nội dung khác theo quy định hiện hành.

    \r\n

    \r\n VII. Dự án Trồng Mắc ca kết hợp với trồng rừng, dược liệu và xây dựng khu chế biến sản phẩm tại xã Phu Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

    \r\n

    \r\n 1. Thông tin dự án: Dự án do Công ty TNHH XNK Thương mại và Đầu tư Phú Thịnh đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 06/11/2018 với các nội dung chính sau:

    \r\n

    \r\n + Quy mô, công suất: Trồng Mắc ca: 3.508,6 ha (đất không có rừng); Trồng Dược liệu xen với cây Mắc ca; Trồng bổ sung làm giàu rừng: 1.041,3 ha. Sản phẩm dịch vụ cung cấp: Hạt sấy có khía bóc: 10.000 tấn/năm; Sản phẩm tẩm mật ong, sô cô la: 10.000 tấn/năm; Tinh bột nghệ sạch: 50.000 tấn/năm; Viên nang: 50.000 tấn/năm. Khu vực chế biến sản phẩm: Đầu tư Kho chứa nguyên liệu và sản phẩm chế biến; Khu vực chế biến đóng hộp; Nhà xưởng cơ giới bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị; Kho chứa vật tư; Trạm rửa xe. Khu vực văn phòng: Đầu tư nhà làm việc văn phòng; nhà ở của nhân viên; bếp ăn; nhà để xe…Đường giao thông: Đầu tư đường giao thông nội vùng dự án.

    \r\n

    \r\n + Địa điểm thực hiện dự án: xã Phu Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

    \r\n

    \r\n + Diện tích sử dụng đất: Trồng Mắc ca, Dược liệu: 3.508,6 ha; Trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng: 1.041,3 ha.

    \r\n

    \r\n           + Tổng vốn đầu tư: 1.465,2 tỷ đồng. Trong đó: Vốn góp Công ty CP Tập đoàn Phú Minh 189,7 tỷ đồng; Công ty TNHH XNK Thương mại và đầu tư Phú Thịnh 53,4 tỷ đồng; Vốn huy động: 122,1 tỷ đồng

    \r\n

    \r\n + Tiến độ dự kiến hoàn thành vào năm 2022.

    \r\n

    \r\n Nhà đầu tư đã thành lập doanh nghiệp dự án tại địa phương là Công ty TNHH Mắc ca Mường Then Điện Biên để tiếp tục triển khai thực hiện dự án.

    \r\n

    \r\n 2. Tình hình thực hiện dự án: Theo nội dung báo cáo số 04/BC-PT ngày 20/3/2019. Đến nay, Nhà đầu tư đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phu Luông triển khai thực hiện dự án trên địa bàn của 06 Bản gồm bản Xôm, Na Há, Pá Chả, Hổi Cảnh, Lọng Ngua, C5. Trong quá trình triển khai tuyên truyền các bản: Xôm, Na Há, Pá Chả, Hổi Cảnh và C5 đều nhất trí rất cao. Tuy nhiên, bản Lọng Ngua đã qua hai buổi họp tuyên truyền, nhưng vẫn còn có những ý kiến băn khoăn của người dân. Do đó, Công ty tiếp tục phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phu Luông tuyên truyền trong thời gian tới.

    \r\n

    \r\n a. Về công tác Đo đạc, quy chủ hiện trạng đất đai:

    \r\n

    \r\n - Tại Bản Xôm: Đã đo đạc, quy chủ đất đai xong, xác định được 80 hộ dân, với diện tích 239,4 ha nương và nương luân canh trong vùng quy hoạch của dự án.

    \r\n

    \r\n - Bản Na Há: Đã đo đạc, quy chủ đất đai xong, xác định được 80 hộ dân, với diện tích 500 ha nương và nương luân canh trong vùng quy hoạch của dự án.

    \r\n

    \r\n - Bản mốc C5: Đang triển khai đo đạc, quy chủ.

    \r\n

    \r\n b. Về Tiến độ thực hiện vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư đã thực hiện đến thời điểm hiện tại là 3,428 tỷ đồng bằng vốn tự có của công ty.

    \r\n

    \r\n 3. Khó khăn, vướng mắc: Theo báo cáo của Nhà đầu tư trong quá trình tuyên truyền người dân tham gia dự án. Tại Bản Bá Chả: Ngày 06/03/2019 Đảng ủy, UBND xã và Công ty tiến hành triển khai đo đạc, quy chủ đất đai cho người dân trong Bản thì có 9/36 hộ dân đồng thuận và 27 hộ không đồng thuận với Quyết định chủ trương đầu tư dự án của UBND tỉnh. Trong đó, có 12 hộ vắng mặt.

    \r\n

    \r\n Qua tìm hiểu của Công ty, nguyên nhân dẫn đến việc người dân không đồng thuận với Quyết định chủ trương đầu tư dự án của UBND tỉnh là do một số thương lái thu mua sắn đã tuyên truyền người dân không tham gia thực hiện Dự án nhắm mua được sắn với giá thấp hơn thị trường.

    \r\n

    \r\n 4. Đề xuất, kiến nghị

    \r\n

    \r\n Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ngành và UBND huyện Điện Biên tiếp tục hỗ trợ cho Nhà đầu tư tuyên truyền người dân hiểu chủ trương của tỉnh; xem xét làm rõ những vấn đề nêu trên, xử lý theo quy định pháp luật và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án tại xã Phu Luông, huyện Điện Biên.

    \r\n

    \r\n VIII. Dự án trồng Mắc ca công nghệ cao tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

    \r\n

    \r\n Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Mắc ca Tây Bắc

    \r\n

    \r\n Tên dự án: Dự án Trồng Mắc ca công nghệ cao. Quyết định chủ trương đầu tư số 1038/QĐ-UBND ngày 06/11/2018 của UBND tỉnh Điện Biên cấp.

    \r\n

    \r\n 1. Tiến độ dự án:

    \r\n

    \r\n - Đang triển khai phối hợp với chính quyền địa phương, họp thôn bản, thương thảo, thống nhất với các hộ dân trong vùng dự án làm các thủ tục liên quan đến đất đai của dự án, theo Quyết định chủ trương đầu tư số 1038/QĐ-UBND ngày 06/11/2018 của UBND tỉnh Điện Biên

    \r\n

    \r\n - Triển khai khảo sát, đo vẽ tách diện tích, lên bản đồ triển khai thực hiện dự án trên địa bàn xã Sen Thượng để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo (khu vực dự kiến diện tích khoảng 900,0 ha).

    \r\n

    \r\n - Tổng vốn đầu tư đã thực hiện 118,6 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 5,3% tổng số vốn đăng ký, trong đó vốn góp 118,6 tỷ đồng.

    \r\n

    \r\n - Số lao động sử dụng: Tổng số lao động của Công ty hiện tại (bao gồm cả cán bộ quản lý): 65 người (bao gồm cả bộ máy quản lý).

    \r\n

    \r\n - Việc triển khai thực hiện dự án Công ty nhận được sự hỗ trợ tích cực và quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các Sở/ban ngành trong tỉnh, UBND huyện Mường Nhé, đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể của các xã, thôn, bản trong vùng dự án. Hiện tại, việc triển khai dự án vẫn đang thuận lợi theo Quyết định chủ trương đầu tư Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    \r\n

    \r\n 2. Kiến nghị: Không

    \r\n

    \r\n IX. Dự án trồng cây ăn quả bằng công nghệ cao, kết hợp trồng rừng sản xuất tại xã Búng Lao, huyện Mường Ảng

    \r\n

    \r\n 1. Thông tin dự án

    \r\n

    \r\n Dự án do Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Quang Hà (Nay là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng & Thương mại Quang Hà Điện Biên) đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 702/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 với các nội dung chính sau: Quy mô, công suất: Diện tích trồng cây ăn quả bằng công nghệ cao là 2.175.790 m²; Diện tích trồng rừng sản xuất: 500.000 m². Sản lượng của dự án đạt 1.000 tấn quả trong năm đầu thu hoạch; 2000 tấn quả/năm cho những năm tiếp theo. Đầu tư xây dựng các hạng mục: Khu nhà điều hành có tổng diện tích xây dựng 52.210 m²; Khu nhà kho bảo quản sau thu hoạch có tổng diện tích xây dựng 2.000 m². Địa điểm thực hiện dự án: xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Diện tích sử dụng đất: 2.730.000m². Tổng vốn đầu tư: 80 tỷ đồng, trong đó: Vốn góp của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng & Thương mại Quang Hà Điện Biên là 24 tỷ đồng; Vốn huy động: 56 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2017-2018: Thực hiện giải phóng mặt bằng, làm thủ tục thuê đất, san tạo mặt bằng, làm đường giao thông nội bộ dự án, xây dựng nhà điều hành và các khu phục vụ dự án, mua sắm thiết bị trồng cây. Năm 2019: Hoàn thiện các hạng mục phục vụ chăm sóc cây. Tiến hành trồng và chăm sóc cây ăn quả, cây rừng. Năm 2020-2021: Xây dựng hệ thống kho bảo quản hoa quả. Năm 2022: Trồng cây dược liệu dưới tán rừng.

    \r\n

    \r\n 2. Tình hình thực hiện dự án: Theo nội dung báo cáo số 11/BC-CT ngày 19/3/2019. Đến nay, Nhà đầu tư đã tiến hành đàm phán xong công tác chuyển nhượng đất với dân thuộc 2 bản Pá Sáng và Huổi Cắm với diện tích 67 ha. Đối với đất do UBND xã Búng Lao quản lý có diện tích là 206 ha, Nhà đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục giao đất và làm công tác chuyển đổi mục đích sử dụng.

    \r\n

    \r\n a. Về tình hình xây dựng, tiến độ thực hiện Dự án:

    \r\n

    \r\n  Đến nay, Nhà đầu tư đã tiến hành mở được 18 km đường nội đồng, san tạo mặt bằng khu vực nhà điều hành Dự án và quy hoạch chia thành các lô, khoảnh, khu vực sản xuất của Dự án. Dự kiến đến quý II/2019 sẽ bắt đầu xây dựng khu nhà điều hành, các khu nhà phục vụ Dự án, mua sắm trang thiết bị trồng cây, hoàn thiện vườn ươm cây giống.

    \r\n

    \r\n Ngoài ra, tính đến tháng 3/2019 Công ty đã tiến hành ươm được hơn 2 vạn cây giống 1,5 năm tuổi, trồng được 35 ha cây ăn quả (5 ha cam, 30 ha bưởi), phấn đấu đến cuối quý IV/2019 trồng cây ăn quả đạt được diện tích 70 ha. Ước tính đến cuối năm 2020 đạt được 150 ha diện tích trồng cây ăn quả và 15 ha rừng.

    \r\n

    \r\n Về hệ thống tưới tiêu phục vụ cho sản xuất của Dự án: Công ty đã tiến hành xây dựng xong hệ thống tưới nước cho hơn 40 ha. Dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ tiến hành xây dựng xong hệ thống tưới nước cho hơn 70 ha diện tích cây ăn quả và hoàn thiện các hạng mục đường giao thông đấu nối từ Quốc lộ 279 vào khu vực sản xuất, nhà điều hành, các khu phục vụ thực hiện Dự án.

    \r\n

    \r\n b. Tiến độ thực hiện vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư đã thực hiện: 22,4 tỷ đồng, (Chiếm tỷ lệ 28% so với tổng mức đầu tư đã đăng ký).Trong đó: Vốn tự có của Nhà đầu tư: 19 tỷ đồng; Vốn vay của ngân hàng: 3,4 tỷ đồng.

    \r\n

    \r\n 3. Khó khăn, vướng mắc: Theo báo cáo của Nhà đầu tư trong quá trình triển khai Dự án công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sản xuất, rừng phòng hộ nằm trong khu vực thực hiện Dự án còn chậm dẫn đến tiến độ trồng và chăm sóc cây con cũng như việc xây dựng hệ thống tưới nước chăm sóc cây diễn ra chậm hơn so với tiến độ đã đề ra như trong hồ sơ Dự án đầu tư.

    \r\n

    \r\n 4. Đề xuất, kiến nghị:

    \r\n

    \r\n Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ngành và UBND huyện Mường Ảng hướng dẫn, hỗ trợ cho Nhà đầu tư thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thiện các thủ tục giao đất và công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phần diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ nằm trong khu vực thực hiện dự án.

    \r\n

    \r\n X. Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn tại xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên

    \r\n

    \r\n 1. Thông tin dự án: Dự án do 03 Nhà đầu tư Trung Quốc liên doanh với 01 Nhà đầu tư Việt Nam đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 189/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 các Nhà đầu tư đăng ký doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần tinh bột Hồng Diệp - Điện Biên. Các nội dung chính của dự án như sau: Quy mô, công suất: 80 tấn sản phẩm tinh bột sắn/ngày. Diện tích mặt bằng xây dựng công trình xưởng chế biến 5.000m2 (Mật độ xây dựng: 38,4%), gồm: diện tích công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kiến trúc khoảng 700 m², nhà kho 350 m², hệ thống xử lý nước thải 2.000m².  Diện tích còn lại trồng cây xanh, đường giao thông nội bộ và công trình phụ trợ. Địa điểm thực hiện dự án: xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; Diện tích sử dụng đất: 20.000m². Tổng vốn đầu tư: 70 tỷ đồng. Trong đó: Vốn góp của Công ty cổ phần tinh bột Hồng Diệp - Điện Biên là 70 tỷ đồng; Vốn huy động: Không. Tiến độ thực hiện dự án: 12 tháng Kể từ ngày Quyết định chủ trương đầu tư dự án.

    \r\n

    \r\n 2. Tình hình thực hiện dự án: Theo nội dung báo cáo số 30/BC ngày 24/3/2019. Đến nay, Nhà đầu tư đã thực hiện đầu tư xây dựng xong toàn bộ Dự án bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị và các hạng mục xử lý chất thải và đã tiến hành vận hành thử. Hiện nay, Nhà đầu tư đang dừng hoạt động của Dự án để bảo dưỡng, kiểm tra và chỉnh sửa hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo tốt cho việc sản xuất kinh doanh trong vụ tới.

    \r\n

    \r\n Trong tháng 01 năm 2018, Nhà đầu tư đã tiến hành vận hảnh thử hệ thống máy móc trong khi chưa hoàn thành các hạng mục xử lý môi trường dẫn đến sự cố môi trường. Nước thải được thải ra môi trường chưa được sử lý tác động lớn đến môi trường. Ngay sau khi xảy ra sự cố, UBND tỉnh đã cùng với các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, khắc phục sự cố và đã tiến hành xử phạt hành chính tại Quyết định số 492/QĐ-XPHC ngày 12/6/2018.

    \r\n

    \r\n Tháng 11 năm 2018, Sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng toàn bộ Dự án, Nhà đầu tư đã tiến hành vận hành thử song song với việc hoàn thiện một số thủ tục, hồ sơ của Dự án. Tuy nhiên, ngày 07/3/2019 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra việc vận hành thử nghiệm. Kết quả kiểm tra cho thấy:

    \r\n

    \r\n Nhà đầu tư thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ về thời gian, nội dung Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường:

    \r\n

    \r\n + Triển khai lấy mẫu quan trắc, phân tích các nguồn thải không liên tục trong suốt quá trình vận hành thử nghiệm;

    \r\n

    \r\n + Xả nước thải có chứa các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật  (QCVN) về chất thải vào môi trường  (Nước thải sản xuất tinh bột và nước rửa củ xả ra ngoài môi trường khi chưa được xử lý và xử lý chưa đảm bảo yêu cầu).

    \r\n

    \r\n + Kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm, chưa kịp thời báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm theo đúng quy định.

    \r\n

    \r\n - Một số hạng mục thi công không có trong Đề án bảo vệ môi trường được duyệt (cống xả thải chân téc bioga); chất thải rắn (vỏ củ) đổ ngay cạnh bờ sông; nước thải, đất đá vương vãi trong khuân viên nhà máy chưa được thu gom, xử lý.

    \r\n

    \r\n - Trong quá trình hoạt động của nhà máy, vào ngày 16/02/2019, đã xả nước thải sục rửa bể chứa nước rửa củ chưa qua xử lý ra môi trường.

    \r\n

    \r\n - Chưa hoàn thiện báo cáo hoàn thành toàn bộ các công trình theo Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết được phê duyệt và hồ sơ cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định.

    \r\n

    \r\n 3. Đề xuất, kiến nghị

    \r\n

    \r\n a) Đối với các Sở, ngành: Các Sở, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước hướng dẫn, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện của Công ty đảm bảo chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.

    \r\n

    \r\n b) Đối với UBND huyện Điện Biên: Tăng cường chỉ đạo các Phòng, ban chuyên môn, UBND 2 xã Núa Ngam và Hẹ Muôn tăng cường công tác giám sát các hoạt động sản xuất và xả thải của Nhà máy, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong khu vực và trên địa bàn.

    \r\n

    \r\n c) Đối với UBND 2 xã Hẹ Muông và Núa Ngam: Để kịp thời giải quyết các sự việc phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà máy chế biến tinh bột sắn, đề nghị UBND 2 xã Núa Ngam và Hẹ Muông tăng cường công tác giám sát các hoạt động sản xuất và xả thải của Nhà máy, đặc biệt là công tác trao đổi thông tin giữa người dân và chính quyền địa phương. Khi có thông tin phản ánh của người dân hoặc phát hiện hoạt động xả thải bất thường của nhà máy cần thông tin kịp thời cho UBND huyện Điện Biên, Phòng Tài nguyên môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh... để kịp thời phối hợp xử lý.

    \r\n

    \r\n d) Kiến nghị với UBND tỉnh:

    \r\n

    \r\n - Chưa nhất trí cho nhà máy vận hành chính thức do việc xử lý chất thải chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Quy chuẩn môi trường quốc gia Việt Nam (QCVN) trong quá trình vận hành thử nghiệm; chưa hoàn thành báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và các hồ sơ cấp phép về tài nguyên nước.

    \r\n

    \r\n - Xem xét điều chỉnh nội dung Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của dự án, cụ thể là: Nước thải rửa củ phải được xử lý như đối với nước thải sản xuất tinh bột trước khi thải ra môi trường.

    \r\n

    \r\n XI. Khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, dịch vụ nhà hàng và biệt thự nghỉ dưỡng Hồng Lứu, thành phố Điện Biên Phủ

    \r\n

    \r\n 1. Thông tin về dự án

    \r\n

    \r\n Nhà đầu tư: Công ty TNHH tư vấn và xây dựng 1-5 

    \r\n

    \r\n Tên dự án: Khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, dịch vụ nhà hàng và biệt thự nghỉ dưỡng Hồng Lứu, thành phố Điện Biên Phủ. Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 570/QĐ-UBND ngày 10/7/2015 của UBND tỉnh Điện Biên. Quy mô đất đai 8,83 ha; Quy mô dân số: 650 người. Địa điểm thực hiện dự án: Bản Hồng Lứu, thành phố Điện Biên Phủ ; Tổng mức đầu tư 445,588 tỷ đồng.

    \r\n

    \r\n 2. Kết quả triển khai thực hiện: Nhà đầu tư đã thực hiện, triển khai  lập Quy hoạch chi tiết 1:500; khảo sát lập dự án đầu tư và thiết kế cơ sở, trình Sở Xây dựng thẩm định xong thiết kế cơ sở, tiến hành thực hiện thỏa thuận, đền bù giải phóng mặt bằng với người dân. Tổng kinh phí nhà đầu tư đã thực hiện trên 20 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự có của nhà đầu tư.

    \r\n

    \r\n 3. Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện:

    \r\n

    \r\n  Trong quá trình triển khai thực hiện dự án bị ảnh hưởng của việc triển khai 02 dự án (Dự án điểm tái định cư Khe Chít và Dự án đường Hoàng Văn Thái) do vậy phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch, cos san nền, quy mô về đất đai dẫn đến dự án chậm tiến độ.

    \r\n

    \r\n 4. Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý: Hiện tại nhà đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh dự án về diện tích, tiến độ và một số nội dung chi tiết khác đề nghị UBND tỉnh Điện Biên sớm xem xét, điều chỉnh.

    \r\n

    \r\n XII. Trung tâm dịch vụ văn hóa và công viên cây xanh phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ

    \r\n

    \r\n 1. Thông tin về dự án

    \r\n

    \r\n Nhà đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân phương uyên Điện Biên

    \r\n

    \r\n Tên dự án: Trung tâm dịch vụ văn hoá và công viên cây xanh phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ. Dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 532/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên, Quyết định điều chỉnh số 1157/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2018. Quy mô đất đai dự án 11.074 m2, tổng mức đầu tư 55 tỷ đồng, địa điểm thực hiện dự án tại tổ 10 và tổ 12 phường Thanh Bình, TP Điện Biên Phủ.

    \r\n

    \r\n 2. Kết quả triển khai thực hiện

    \r\n

    \r\n Hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất; thực hiện xong việc đào đắp mặt bằng. Tổng kinh phí đã thực hiện: 5,5 tỷ đồng. Hiện nay đang trình Sở Xây dựng thẩm định cấp giấy phép xây dựng và trình Sở Tài nguyên và Môi trường hồ sơ giao đất, cho thuê đất để triển khai thực hiện dự án.

    \r\n

    \r\n 3. Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện: Dự án chưa được cấp giấy phép xây dựng và UBND tỉnh cho thuê đất do vậy chưa triển khai xây dựng được.

    \r\n

    \r\n 4. Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý:

    \r\n

    \r\n Đề nghị Sở Xây dựng sớm xem xét cấp giấy phép xây dựng cho dự án;  Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định trình UBND tỉnh xem xét cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục thuê đất theo quy định.

    \r\n

    \r\n XIII. Dự án Bến xe khách và khu dân cư tại xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, theo hình thức đối tác công tư PPP

    \r\n

    \r\n 1. Thông tin về dự án

    \r\n

    \r\n Dự án đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đang trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư với các thông số chính như sau: Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2019-2021. Địa điểm xây dựng: Xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Qui mô đầu tư: Thực hiện giải phóng mặt bằng trên khu đất có diện tích khoảng 9,973ha được tính vào chi phí của hợp phần BT (Khu tái định cư), đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở dịch vụ trong khu đất được giải phóng mặt bằng. Tổng vốn đầu tư: 193.950 triệu đồng.

    \r\n

    \r\n - Hình thức thực hiện dự án, loại hợp đồng dự án: Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) với loại hợp đồng hỗn hợp (BT và BOO) cho 02 hợp phần cụ thể:

    \r\n

    \r\n + Hợp phần 1: Hợp đồng đầu tư Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) (dự án BOO). Trong đó nhà đầu tư bỏ vốn để xây dựng Bến xe và các khu dịch vụ thương mại sau khi hoàn thành, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình Bến xe theo luật định trong thời hạn tối đa là 50 năm.

    \r\n

    \r\n + Hợp phần 2: Hợp đồng đầu tư xây dựng - chuyển giao (BT) (Dự án BT): Trong đó nhà đầu tư bỏ vốn để Nhà nước đền bù giải phóng mặt bằng cho toàn bộ đất dự án (bao gồm khu bến xe và khu dân cư), đầu tư toàn bộ dự án khu tái định cư. Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư giao lại diện tích đất công cộng, giao thông và hạ tầng kỹ thuật (bao gồm cả công trình trên đất cho Nhà nước quản lý).

    \r\n

    \r\n Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng để xây dựng khu dân cư và được quyền kinh doanh bất động sản trên khu đất ở đô thị trong khu dân cư, có diện tích khoảng 15.710m2 và giá trị quyền thuê đất dịch vụ thương mại 6.435,83 m2, để kinh doanh trong bến xe là 50 năm.

    \r\n

    \r\n - Nguồn vốn đầu tư: Bằng nguồn vốn tự có và các nguồn vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác của Nhà đầu tư.

    \r\n

    \r\n 2. Kết quả triển khai thực hiện: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án đã được các ngành có liên quan cho ý kiến thẩm định và được Sở Kế hoạch và Đầu tư trình xin chủ trương đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 354/BC-SKHĐt ngày 12/3/2019.

    \r\n

    \r\n 3. Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện: Khó khăn chung như các dự án thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP.

    \r\n

    \r\n 4. Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý: Nhà đầu tư kiến nghị UBND tỉnh sớm phê duyệt chủ trương đầu tư để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.

    \r\n

    \r\n XIV. Dự án khu nhà ở Tân Thanh, phường Tân Thanh và phường Him Lam thành phố Điện Biên Phủ

    \r\n

    \r\n 1. Thông tin về Dự án

    \r\n

    \r\n Dự án do Nhà đầu tư Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Công nghệ môi trường tỉnh Điện Biên đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 826/QĐ-UNBD ngày 17/10/2013 và được điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 10/5/2016 của UBND tỉnh Điện Biên với các nội dung chính sau: Tổng diện tích xây dựng dự án: 4,912 ha; Quy mô dân số: 804 người. Địa điểm thực hiện dự án: Phường Tân Thanh và Him Lam, TP Điện Biên Phủ. Diện tích sử dụng đất: 4,912 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án: Tổng vốn đầu tư giai đoạn I (đầu tư công trình hạ tầng của dự án) là: 73.159 triệu đồng; Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: Giai đoạn I (2016 - 2018): Xây dựng Hệ thống hạ tầng.

    \r\n

    \r\n 2. Kết quả triển khai thực hiện

    \r\n

    \r\n a) Công tác quy hoạch

    \r\n

    \r\n - Mặt bằng khu đất dự án được Sở Xây dựng thỏa thuận vị trí, địa điểm tại văn bản số 466/SXD-KTQH ngày 25/8/2011.

    \r\n

    \r\n - Dự án đã được UBND tỉnh Điện Biên cấp phép quy hoạch số 09/GPQH ngày 13/12/2012.

    \r\n

    \r\n - Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng mặt bằng: Sở xây dựng thẩm định tại văn bản số 1104/SXD-KTQH ngày 16/9/2016 và UBND thành phố Điện Biên Phủ phê duyệt tại Quyết định số 1275/QĐ-UBND ngày 19/9/2016, Quyết định số 1517/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ phê duyệt điều chỉnh vị trí quy hoạch lô đất DVTM và cây xanh thể thao thuộc khu nhà ở Tân Thanh.

    \r\n

    \r\n b) Các văn bản pháp lý về giao đất, báo cáo ĐTM

    \r\n

    \r\n - Quyết định số 1095/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của UBND tỉnh Điện Biên về việc thu hồi và giao đất cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Công nghệ môi trường tỉnh Điện Biên để giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Tân Thanh.

    \r\n

    \r\n - Quyết định số 715/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

    \r\n

    \r\n - Phương án trồng rừng được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt tại Quyết định 261/QĐ-UBND ngày 21/4/2014.

    \r\n

    \r\n c) Công tác giải phóng mặt bằng

    \r\n

    \r\n Tổng diện tích đất dự án: 49.120 m2. Trong đó: Diện tích đã đền bù GPMB: 41.218,1m2; Phần còn lại chưa GPMB khoảng 7.901,9m2 là khu đất của Cục thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên. Phần quỹ đất này nằm trong khu đất tái định cư, sẽ được bàn giao lại cho thành phố Điện Biên Phủ quản lý.

    \r\n

    \r\n d) Công tác điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

    \r\n

    \r\n  - Chủ trương đầu tư dự án được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt tại Quyết định số 826/QĐ-UBND ngày 17/10/2013; Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 10/5/2016.

    \r\n

    \r\n - Sau khi có Báo cáo số 1555/BC-SXD ngày 07/12/2016 của Sở Xây dựng, Chủ đầu tư đã thực hiện các công việc lập, điều chỉnh dự án đầu tư trước khi lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và trình Sở xây dựng để thẩm định. Ngày 04/4/2017 Sở Xây dựng có văn bản số 331/SXD-KTKT,QLN&BĐS thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh dự án phần hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Tân Thanh; Chủ đầu tư có Quyết định số 0704/QĐ-CTĐB/2017 ngày 07/4/2017 phê duyệt điều chỉnh dự án.

    \r\n

    \r\n  - Do tổng mức đầu tư tăng lên cao so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt tại Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 10/5/2016 của UBND tỉnh (từ 73,159 tỷ đồng lên 144,891 tỷ đồng). Do đó ngày 09/10/2017, UBND tỉnh có văn bản số 2940/UBND-TH yêu cầu các Sở, ngành chức năng xem xét về các nội dung điều chỉnh dự án.

    \r\n

    \r\n + Ngày 08/11/2018 Sở Xây dựng có Báo cáo số 1437/SXD-HTKT,QLN&BĐS ngày 08/11/2018, về việc báo cáo kết quả rà soát tổng mức đầu tư của dự án với giá trị tổng mức đầu tư của dự án sau rà soát là 140 tỷ.

    \r\n

    \r\n + Ngày 16/11/2018, Chủ đầu tư trình hồ sơ điều chỉnh dự án, (chấp thuận đầu tư điều chỉnh) cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, tuy nhiêu sau khi xem xét Hồ sơ điều chỉnh, do đây là dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới (theo quy định tại Điều 21, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013, về quản lý đầu tư phát triển đô thị), do đó trình tự thực hiện phải tuân thủ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP và Thông tư số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21/11/2013 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ, trong đó quy định cơ quan chủ trì thẩm định là Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị chuyển hồ sơ điều chỉnh sang Sở Xây dựng theo quy định.

    \r\n

    \r\n e. Tiến độ thực hiện dự án

    \r\n

    \r\n Đến thời điểm hiện tại, Chủ đầu tư đã triển khai công việc thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật, khối lượng công việc đã thực hiện đạt khoảng 95%, đảm bảo chất lượng và yêu cầu về mỹ thuật, kỹ thuật hiện hành.

    \r\n

    \r\n Dự án đã được đầu tư cơ bản hoàn thành, Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên đã tiến hành kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng tại dự án và đã có Báo cáo số 414/BC-SXD ngày 04/5/2018, theo đó mọi công năng thiết yếu của dự án đã được thiết lập hoàn thành, 100% diện tích đất ở theo quy hoạch chi tiết được duyệt đã được kết nối đầy đủ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố gồm: San nền; Hệ thống đường giao thông; Hệ thống cấp nước sinh hoạt; Hệ thống cấp nước chữa cháy; Hệ thống thoát nước mưa; Hệ thống thoát nước thải; Hệ thống cấp điện trung thế, hạ thế và điện chiếu sáng; Hệ thống thông tin liên lạc; Cây xanh cảnh quan và Các công trình hạ tầng khác: đường dạo, tường kè …

    \r\n

    \r\n 3. Các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập

    \r\n

    \r\n Công tác giải phóng mặt bằng còn 01 khu đất của Cục thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên quản lý (S=7.901,9m2) nằm trong dự  án chưa được GPMB và chưa bàn giao cho Chủ đầu tư để triển khai đào san lấp. Chủ đầu tư đã tích cực phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Điện Biên Phủ, Sở Tài nguyên và môi trường  và UBND các cấp để vận động, thương thảo với các hộ dân có đất trong dự án để bàn giao phần đất này cho Chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo, tuy nhiên chưa có kết quả. Phần đất này thuộc quỹ đất sử dụng làm khu đất tái định cư của thành phố Điện Biên Phủ, sau này bàn giao cho thành phố Điện Biên Phủ quản lý.

    \r\n

    \r\n Ngày 06/03/2019, Chủ đầu tư có văn bản số 0603/CV-CTĐB/2019 gửi UBND tỉnh Điện Biên, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND thành phố Điện Biên Phủ về việc kiến nghị hoàn thiện giao đất giai đoạn 2 dự án Khu nhà ở Tân Thanh, Phường Tân Thanh và Him Lam, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên (Lần 3).

    \r\n

    \r\n 4. Kiến nghị giải pháp và hướng xử lý

    \r\n

    \r\n - Về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng: Chủ đầu tư kính đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với Chủ đầu tư để tháo gỡ dứt điểm tồn tại về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đối với diện tích 7.901,9m2 do Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên quản lý sử dụng.

    \r\n

    \r\n - Về cơ chế chính sách dự án:

    \r\n

    \r\n + Đề nghị Sở Xây dựng thực hiện công tác kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục Chủ đầu tư đã triển khai hoàn thiện ngoài hiện trường.

    \r\n

    \r\n + Đề nghị Sở Tài nguyên và môi trường sớm xác định giá đất tại thời điểm hiện tại để làm căn cứ cho Sở Tài chính làm thủ tục đối trừ tiền sử dụng đất và quyết toán phần đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 của dự án.

    \r\n

    \r\n - Về nội dung điều chỉnh chấp thuận đầu tư dự án: Dự án trên là dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới (theo quy định tại Điều 21, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP), dó đó đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng thẩm định các nội dung về điều chỉnh Chấp thuận đầu tư theo quy định tại Khoản 2, Điều 23, Thông tư số 20/2013/TTLT-BXD-BNV "Đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì thẩm định Hồ sơ đề xuất chấp thuận đầu tư", trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh theo quy định hiện hành.

    \r\n

    \r\n C. KẾT LUẬN, ĐÁNH GIÁ CHUNG

    \r\n

    \r\n   1. Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo nhanh bền vững

    \r\n

    \r\n Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các cấp ở địa phương, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào các dân tộc, tốc độ giảm nghèo đã được đẩy nhanh, làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số và đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên. Các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đời sống vật chất và tinh thần, truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc.

    \r\n

    \r\n Thông qua Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, người nghèo đã tiếp cận với các chính sách trợ giúp của Nhà nước được thuận lợi hơn; kết cấu hạ tầng của các huyện nghèo được tăng cường, hoàn thiện hơn; tỷ lệ hộ nghèo của cả tỉnh và các huyện, xã nghèo giảm nhanh, đời sống của người nghèo được từng bước cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

    \r\n

    \r\n 2. Đối với các chương trình, dự án trọng điểm

    \r\n

    \r\n           Trong những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh các Chương trình, dự án trọng điểm chủ yếu trên địa bàn phố Điện Biên Phủ luôn được ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu xây dựng thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2020 đáp ứng tiêu chí đô thị loại II, đồng thời trở thành trung tâm kinh tế khu vực Tây Bắc, theo hướng mở rộng về phía Đông thành phố Điên Biên Phủ, với 4 phân khu chức năng: Khu Trung tâm Hành chính chính trị của tỉnh; Khu đa chức năng (dọc đường 60m thuộc khu đô thị mới phía Đông thành phố Điên Biên Phủ); Khu trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa (thuộc khu đô thị mới thành phố Điện Biên Phủ); Khu giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, công viên cây xanh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đang triển khai rất nhiều dự án trọng điểm của tỉnh như: Dự án Hạ tầng kỹ thuật khung khu trụ sở cơ quan, khu công cộng, khu thương mại dịch vụ dọc trục đường 60m; Dự án đường vành đai II (Nối tiếp khu tái định cư Noong Bua thành phố Điện Biên Phủ với khu tái định cư Pú Tửu thị trấn huyện Điện Biên, Bổ sung đoạn tuyến nối từ đường Võ Nguyên Giáp đến khu TĐC Noong Bua (Đường 60m); Dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất ở phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ; Các dự án thành phần thuộc dự án Tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ; Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Điện Biên Phủ, giai đoạn 2015-2016 (DB01); Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Điện Biên Phủ, giai đoạn 2017-2020 (DB02) vay vốn WB…..nhìn chung các dự án trên đang được tích cực triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ đề ra, góp phần thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện các quy hoạch, một số chương trình, dự án trên địa bàn thành phố còn có những tồn tại, hạn chế:

    \r\n

    \r\n - Một số công trình, dự án trọng điểm triển khai chậm, kéo dài nhiều năm gây khó khăn cho việc quản lý quy hoạch, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, chưa tạo được động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn như kế hoạch.

    \r\n

    \r\n - Việc quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ có thời điểm còn lỏng lẻo dẫn đến khi triển khai thực hiện dự án gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

    \r\n

    \r\n - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên là do: Công tác quản lý quy hoạch trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ còn chưa chặt chẽ, việc kiểm tra, rà soát quy hoạch, chương trình, dự án chưa thật sự được quan tâm đúng mức, đồng bộ, dẫn đến một số công trình, dự án đã có quy hoạch nhiều năm chưa được thực hiện. Sự phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng trong rà soát, lập, quản lý quy hoạch; lập, quản lý, thực hiện dự án đầu tư ở một số dự án, tại một số thời điểm chưa chặt chẽ, hiệu quả nhất là đối với việc giải quyết vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Chính sách về đất đai, quản lý đầu tư xây dựng có nhiều thay đổi qua các thời kỳ dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Công tác quản lý, thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều bất cập, khó khăn; cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ về đất ở, đất nông nghiệp, tài sản trên đất, tái định cư còn nhiều bất cập.

    \r\n

    \r\n Nguồn lực của tỉnh còn hạn chế, khả năng tự cân đối thấp, phụ thuộc lớn vào sự hỗ trợ từ Trung ương; khả năng huy động kêu gọi đầu tư còn hạn chế. Từ những yếu tố khách quan và chủ quan về  lập, quản lý quy hoạch; lập, quản lý, thực hiện dự án đầu tư; về huy động nguồn lực đầu tư dẫn đến việc triển khai các dự án chậm, không được thực hiện, thực hiện thiếu động bộ và phát sinh thêm các khó khăn khác do kéo dài thời gian thực hiện.

    \r\n

    \r\n 3. Đối với các dự án thực hiện theo hình thức PPP và các dự án đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước

    \r\n

    \r\n Các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP và các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội trong thời gian qua trên địa bản tỉnh Điện Biên nhìn chung còn chậm chưa phát huy được hiệu quả và kỳ vọng của các Nhà đầu tư cũng như lợi thế của 02 loại hình đầu tư trên do các nguyên nhân cụ thể như sau:

    \r\n

    \r\n - Hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP là loại hình đầu tư cơ bản trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Điện Biên hình thức đầu tư trên mới được áp dụng chủ yếu là với loại hợp đồng BT và hỗn hợp giữa BT và BOO, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư được 03 dự án, trong đó phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi được 02 dự án (dự án đầu tư xây dựng đường Thanh Minh - đồi Độc Lập và khu dân cư (đường vành đai phía Bắc), thành phố Điện Biên Phủ, theo hình thức Hợp đồng BT; Dự án Khu tái định cư các hộ dân đường 15m từ cầu A1 xuống cầu C4 - Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, theo hình thức Hợp đồng BT) và 01 dự án đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án Chợ thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo), đang tiến hành tổ chức thẩm định xin chủ trương đầu tư một số dự án khác như dự án Bến xe Thanh Minh, Đường 60m kéo dài …,

    \r\n

    \r\n - Nguyên nhân chính của việc kéo dài là do cơ chế chính sách thay đổi trong thời gian qua Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01/3/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư bị thay thế bởi Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ và Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tạm dừng việc thành toán hợp đồng BT theo công văn số 3515/BTC-QLCS ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính đến ngày 28/12/2018 Chính phủ mới có Nghị quyết số 160/NQ-CP về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho hợp đồng BT. Mặt khác loại hình thức đầu tư trên là mới đối với tỉnh, do đó các cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm định và hướng dẫn nhà đầu tư tại các Sở, Ngành còn thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm phải vừa làm, vừa học hỏi, các Sở ngành còn chưa xác định được hết nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn thực hiện các dự án PPP.

    \r\n

    \r\n - Mặt khác 02 loại hình đầu tư trên cũng chưa có hướng dẫn cụ thể của các Bộ có liên quan đối với việc quy định các chức năng của từng sở, ngành trong việc thẩm định và thực hiện công tác quản lý đối với từng loại hợp đồng trong dự án PPP và dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn.

    \r\n

    \r\n - Ngoài các nguyên nhân nêu trên, thì các nhà đầu tư trên địa bàn cũng đa phần chưa có kinh nghiệm trong việc lập đề xuất dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình đối với dự án PPP và dự án đầu tư cho phù hợp với từng loại hợp đồng trong dự án PPP, đặc biệt là chưa hiểu về trình tự thực hiện dự án khác giao nhà đầu tư, dẫn đến hồ sơ còn nhiều sai sót, công tác hoàn thiện hồ sơ còn chậm, do đó việc lấy ý kiến thẩm định phải thực hiện nhiều lần.

    \r\n
    \r\n
    \r\n
    \r\n

    \r\n [1] Trong đó: Huyện Mường Ảng có 09 xã (tăng 01 xã so với năm 2016), huyện Tuần Giáo có 18 xã (tăng 03 xã so với năm 2016), huyện Tủa Chùa có 11 xã, huyện Điện Biên có 15 xã, huyện Điện Biên Đông có 13 xã, huyện Mường Chà có 11 xã, huyện Mường Nhé có 11 xã, huyện Nậm Pồ có 15 xã (tăng 01 xã so với năm 2016)

    \r\n

    \r\n  

    \r\n
    \r\n
    \r\n

    \r\n [2] Cụ thể: Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh bền vững giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh bền vững giai đoạn 2016-2020.

    \r\n
    \r\n
    \r\n

    \r\n [3] Năm 2015: xã Thanh Chăn - huyện Điện Biên; Năm 2016: 03 xã Noong Hẹt - huyện Điện Biên; Thanh Minh - Thành phố Điện Biên Phủ; Ẳng Nưa - huyện Mường Ảng; Năm 2017: 09 xã: Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Nưa, Thanh Yên, Thanh Xương, Pom Lót, Thanh An - huyện Điện Biên; xã Lay Nưa - thị xã Mường Lay; Tà Lèng - thành phố Điện Biên Phủ; Có 03 xã cơ bản đạt chuẩn NTM (15-18 tiêu chí) Mường Phăng - huyện Điện Biên; Sín Thầu - huyện Mường Nhé; Chà Nưa - huyện Nậm Pồ; Năm 2018: 05 xã đạt chuẩn: Noong Luống, Mường Phăng, Nà Nhạn, Núa Ngam, Chà Nưa; Có 03 xã cơ bản đạt chuẩn: Mường Mươn, Quài Nưa, Mường Luân

    \r\n

    \r\n  

    \r\n
    \r\n
    \r\n

    \r\n [4] Thành phố Điện Biên Phủ có 2/2 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí (xã Thanh Minh, xã Tà Lèng; Thị xã Mường Lay có 1/1 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Lay Nưa)

    \r\n

    \r\n  

    \r\n
    \r\n
    \r\n

    \r\n  

    \r\n \r\n
  • Tác giả:
  • Nguồn tin:
  • ĐƯỜNG DÂY NÓNG
    Văn phòng Sở KH & ĐT
    0215.382.5409
    Phòng Đăng ký kinh doanh
    0215. 382.5896
    Trung tâm Xúc tiến đầu tư
    0215.383.8686
  • Thắp sáng đường quê