Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch Đầu tư
  • 1 5 4 7 0 5 5
    Hôm nay
    Hôm qua
    Tuần này
    Tuần trước
    Tháng này
    Tháng trước
    Tất cả các ngày
    18
    27
    57
    1546826
    670
    675
    1547055
    LIÊN KẾT WEB
  • Tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và tình hình KT-XH tháng 02 năm 2022
  • Thời gian đăng: 23/02/2023 02:16:18 PM
  • Ngay sau khi Chính phủ có Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, UBND tỉnh Điện Biên đã triển khai phổ biến, quán triệt sâu, rộng đến các Sở, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố; đồng thời tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch năm 2023 và ban hành Chương trình giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và dự toán ngân sách năm 2023 của tỉnh Điện Biên tại Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 13/01/2023; Chương trình đã đề ra 06 nhiệm vụ quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành và 08 nhóm giải pháp chủ yếu, trong đó có phân công cụ thể từng chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các đơn vị; phân công cụ thể đơn vị, cơ quan để thực hiện các báo cáo, đề án trọng điểm trong năm theo mục tiêu đã đặt ra.
  • I. Về kinh tế

    1. Về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

    a) Trồng trọt

    - Sản xuất lương thực:

    Lúa đông xuân: Trong tháng 02/2023 các địa phương trong tỉnh tiếp tục gieo cấy với tổng diện tích ước đạt 2.547,4 ha, giảm hơn 7% so với cùng k năm trước. Lũy kế đến tháng 02 diện tích gieo cấy ước đạt hơn 9.536 ha tăng hơn 2% so với cùng kỳ năm trước.

    Cây Ngô: Trong tháng 02/2023 các địa phương trong tỉnh tiếp tục thu hoạch trên 50 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 193 tấn, tăng 194% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến tháng 02 diện tích thu hoạch ước đạt 308 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt hơn 1.229 tấn tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm trước.

    - Một số cây hàng năm khác:

    Khoai lang: Trong tháng 02/2023 diện tích thu hoạch ước đạt 62 ha tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng thu hoạch ước đạt hơn 818 tấn tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến tháng 02 diện tích thu hoạch ước đạt 119 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt hơn 1.564 tấn tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm trước.

    Rau các loại: Trong tháng 02/2023, diện tích gieo trồng đạt hơn 379 ha, diện tích thu hoạch đạt hơn 330 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt hơn 6.298 tấn, sấp xỉ so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến tháng 02 diện tích thu hoạch ước đạt hơn 700 ha, sản lượng thu hoạch đạt hơn 13.275 tấn xấp xỉ cùng kỳ năm trước.

    b) Chăn nuôi - Thủy sản

    Tính đến tháng 02/2023 tổng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh ước đạt  545.060 con, tăng hơn 3% so với cùng kỳ nămtrước trong đó: Đàn trâu có khoảng 136.320 con, tăng hơn 1% so với cùng kỳ nămtrước; đàn bò 98.210 con, tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước; đàn lợn 310.530 con, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Đàn gia cầm: 44.710 nghìn con, tăng 1,97% so với cùng kỳ năm trước.

    Tổng sản lượng thủy sản thu hoạch trong tháng 02/2023 ước đạt 378,81 tấn tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm trước trong đó: Sản lượng thủy sản khai thác: 23,42 tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng: 355,39 tấn.

    c) Lâm nghiệp

    - Tình hình triển khai:

    Tiền dịch vụ môi trường rừng kết quả thu hơn 2,88 tỷ đồng, trong đó: Thu từ các đơn vị sử dụng DVMTR nội tỉnh 2.83 tỷ đồng; Lãi tiền gửi 48 triệu đồng. Kết quả chi hơn 391 triệu đồng, trong đó: Chi quản lý hơn 340 triệu  đồng; Chi trả cho chủ rừng 51 triệu đồng.

    Trong tháng không có xảy ra hành vi vi phạm về gây cháy (trên địa bàn toàn tỉnh chỉ ở cấp II - cấp trung bình); đã chủ động, đôn đốc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, quản lý lâm sản dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh (Công văn số 1223/CCKL-QLBVR  ngày 15/12/2022).

    - Về công tác xử lý vi phạm:

    Trong tháng 02/2023, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 25 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 27 vụ (giảm 51,9%) so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Hành vi phá rừng trái pháp luật: 8 vụ, giảm 25 vụ (giảm 75,75%) so với cùng kỳ năm trước; Khai thác rừng trái pháp luật: 1 vụ, giảm 2 vụ (giảm 66,66 %) so với cùng kỳ năm trước; Vận chuyển lâm sản trái pháp luật: 6 vụ; giảm 6 vụ (giảm 50%) so với cùng kỳ năm trước; Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật: 10 vụ; tăng 9 vụ (tăng 900%) so với cùng kỳ năm trước; Vi phạm các quy định về quản lý hồ sơ lâm sản: 0 vụ, không có thay đổi gì so với năm trước; Vi phạm chung các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng: 0 vụ giảm 01 vụ (giảm 100%) so với cùng kỳ năm trước; Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng: 0 vụ; giảm 02 vụ (giảm 100%) so với cùng kì năm trước.

    - Kết quả xử lý:

    Tổng số vụ đã xử lý: 17 vụ, giảm 11 vụ (giảm 39,28%) so với cùng kỳ năm trước. Xử lý hành chính: 17 vụ; Xử lý hình sự: 0 vụ. Thu nộp ngân sách: Lâm sản tịch thu: Gỗ các loại 10,51 m3.Tổng số tiền đã nộp ngân sách nhà nước hơn 166 triệu đồng.

    2. Về sản xuất công nghiệp

    Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 02/2023 ước đạt 295 tỷ đồng (giá so sánh) tăng 2,43% so với tháng trước và tăng 9,26% so với cùng kỳ năm trước.

    Trong đó: Công nghiệp khai thác mỏ ước đạt 12,2 tỷ đồng, tăng 5,17% so với tháng trước, tăng 5,63% so với cùng kỳ năm trước; Công nghiệp chế biến ước đạt 250,2 tỷ đồng, tăng 4,45% so với tháng trước, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; Công nghiệp sản xuất điện ước đạt 26 tỷ đồng, bằng 85,23% so với tháng trước, tăng 5,75% so với cùng kỳ năm trước; Công nghiệp cung cấp nước, xử lý rác thải ước đạt 6,6 tỷ đồng, tăng 3,94% so với tháng trước, tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước.

    Sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu dự ước tăng so với tháng trước như: Than đá tăng 27,5%, xi măng tăng 5%... Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu dự ước giảm so với tháng trước như: Điện sản xuất giảm 14,77%...

    3. Hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải, giá cả, xuất nhập khẩu

    - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 02 năm 2023 ước đạt 1.750 tỷ đồng, tăng 58,43% so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 89,41% so với tháng trước. Trong đó: Bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.600 tỷ đồng; Lưu trú, ăn uống ước đạt 80 tỷ đồng; Dịch vụ khác ước đạt 70 tỷ đồng.

    - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 02/2023 ước đạt 6,11 triệu USD tăng 3,91% so với thực hiện tháng trước và tăng 142,46% so với cùng kỳ năm trước.

    Trong đó:

    + Xuất khẩu: Giá trị sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và hoạt động thương mại biên giới tháng 02/2023 ước đạt 3,61 triệu USD, tăng 3,14% so với thực hiện tháng trước và tăng 128,48% so với thực hiện tháng 02 năm 2022. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng là hàng bách hóa tổng hợp, hàng nông sản và vật liệu xây dựng.

    + Nhập khẩu: Giá trị nhập khẩu hàng hóa tháng 02/2023 ước đạt 2,5 triệu USD tăng 5,04% so với thực hiện tháng trước và tăng 165,96% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong tháng qua cửa khẩu quốc tế Tây Trang là hàng nông, lâm, thổ sản, máy móc thiết bị.

    - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2023 tăng 0,28% so với tháng 01/2023 và tăng 4,71% so với tháng 02/2022.

    - Hoạt động Vận tải: Tổng doanh thu của hoạt động vận tải ước đạt 76,63 tỷ đồng, tăng 10,74% so với cùng kỳ năm trước.

    - Lượng khách du lịch đến Điện Biên trong 02 tháng đầu năm ước đạt 111.620 lượt người (đạt 11,9% kế hoạch năm), riêng lượng khách đến trong tháng 2 là 61.420 lượt người; trong đó khách quốc tế là 1.723 lượt người (đạt 17,2% kế hoạch năm), riêng tháng 2 là 905 lượt. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch lũy kế ước đạt 195,34 tỷ đồng (đạt 12,2% kế hoạch năm).

    4. Về thu chi ngân sách

    - Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được HĐND tỉnh giao 2.440 tỷ đồng, ước thực hiện 301,315 tỷ đồng, bằng 12,35% dự toán HĐND tỉnh giao.

    - Dự toán tổng thu ngân sách địa phương HĐND tỉnh thông qua 14.272,826 tỷ đồng, ước thực hiện 2.559,873 tỷ đồng, đạt 17,94% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó:

    + Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp 290,03 tỷ đồng, đạt 12,52% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

    + Thu bổ sung từ ngân sách trung ương: 2.269,074 tỷ đồng, bằng 18,98% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

    - Chi ngân sách địa phương được HĐND tỉnh giao 14.341,126 tỷ đồng, ước thực hiện 1.720 tỷ đồng, đạt 11,99% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó:

    + Chi đầu tư phát triển (bao gồm giải ngân thanh toán vốn đầu tư XDCB tập trung, bổ sung từ ngân sách TW, vốn nước ngoài): Ước thực hiện 377 tỷ đồng, đạt 7,16% so với dự toán giao.

    + Chi thường xuyên: Ước thực hiện 1.343 tỷ đồng, đạt 15,19% dự toán HĐND tỉnh giao.

    5. Thực hiện vốn đầu tư phát triển

    Dự ước vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong tháng 02/2023 đạt 980,62triệuđồng, tăng 10,62% so với tháng cùng kỳ năm trước.

    6. Hoạt động tài chính ngân hàng:

    Hoạt động tài chính, ngân hàng được quản lý chặt chẽ, đúng quy định, bám sát chỉ đạo điều hành của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tiếp tục ưu tiên nguồn vốn cho vay các lĩnh vực theo chủ trương của Chính phủ. Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM, NHCSXH tỉnh ước thực hiện đến 28/02/2023 là 17.050 tỷ đồng, tăng 7,39% so với 31/12/2022 (17.050/15.876 tỷ đồng). Các Ngân hàng trên địa bàn tiếp tục tuyên truyền và áp dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường.

    Tổng dư nợ tín dụng ước thực hiện đến 28/02/2023 là 19.910 tỷ đồng, giảm 2,32% so với 31/12/2022 (19.910/20.383 tỷ đồng). Nợ xấu của các NHTM, NHCSXH ước đến ngày 28/02/2023 chiếm 1,78%/tổng dư nợ. Các ngân hàng vẫn đang tiếp tục kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng tín dụng thực hiện tốt công tác rà soát và xử lý nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

    II. Về văn hóa - xã hội

    1. Các hoạt động văn hóa, thể thao và thông tin - truyền thông

    Công tác tuyên truyền được triển khai tốt, đúng định hướng, nội dung, thông tin phong phú, chất lượng, phản ánh mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của đất nước, của tỉnh. Đặc biệt việc tuyên truyền hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2023 được đẩy mạnh, trong đó tập trung vào các sự kiện nổi bật như: Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2023); 80 năm ra đời Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943-2023); 44 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17/02/1979-17/02/2023);…

    Công tác chuẩn bị cho các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai, đặc biệt là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và du lịch chào đón Lễ hội Hoa ban năm 2023 và Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII năm 2023. Tổ chức tốt công tác đón tiếp, phục vụ khách tham quan hai Bảo tàng và các điểm di tích, ước tháng 02/2023 đón 35.612 lượt khách tham quan, tăng 3,7 điểm % so với tháng 01/2023, trong đó 757 lượt khách nước ngoài, tăng 2,3 điểm % so với tháng 01/2023.

    Số người tham gia luyện tập thường xuyên ít nhất 01 môn thể thao là 206.489 người, chiếm 32,2% tổng số dân trong tỉnh, đạt 94,4% KH năm. Số gia đình thể thao 29.888 gia đình, chiếm 21,16% tổng số hộ gia đình toàn tỉnh; có 422 câu lạc bộ thể thao cơ sở trong toàn tỉnh đang hoạt động.

    2. Giáo dục – Đào tạo

    Quy mô trường lớp, học sinh giữa năm học 2022-2023 (tính đến 31/12/2022): Toàn tỉnh có 357/455 trường mầm non và phổ thông đang hoạt động giáo dục đạt chuẩn quốc gia (chiếm 78,5%), gồm 122/166 trường mầm non đang hoạt động giáo dục đạt chuẩn (chiếm 73,5%); 111/140 trường tiểu học đạt chuẩn (chiếm 79,3%); 101/116 trường THCS đang hoạt động giáo dục đạt chuẩn (chiếm 87,1%) và 23/33 trường THPT đạt chuẩn (chiếm 69,7%); với 205.627 học sinh các cấp (trong đó 58.477 trẻ mầm non; 76.762 học sinh tiểu học; 49.908 học sinh THCS và 20.480 học sinh THPT).

    Kết quả huy động học sinh các cấp đến lớp hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch tỉnhgiao (08/09 chỉ tiêu); 01 chỉ tiêu Tỷ lệ huy động trẻ 15 tuổi học THPT đạt 73,9% chưa đạt kế hoạch giao (giao 75,3%).

    Tình hình triển khai, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo cấp học được thực hiện đảm bảo theo đúng kế hoạch: 100% trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày; 100% trường mầm non tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, cân, đo và theodõi sức khoẻ cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng; Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học thôngqua việc dạy học phân loại theo trình độ nhận thức của học sinh, dạy tăng cường tiếngViệt cho học sinh dân tộc; Thực hiện nghiêm túc Chương trình giáo dục trung học, dạy đủ cácmôn học, đúng tiến độ chương trình;tăngcường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, phụ đạo, bổ sung kiến thức học sinh yếu, bồidưỡng học sinh giỏi, ôn tập, ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

    3. Về y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

    3.1. Công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh dịch bệnh chung

    Tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được kiểm soát. Tính từ ngày 01/01/2023 đến 16h ngày 14/02/2023, trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 24 bệnh nhân mắc Covid-19, điều trị khỏi và xuất viện 24 bệnh nhân, không có bệnh nhân tử vong. Tiếp tục tổ chức triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh theo các Kế hoạch của Sở Y tế. Lũy tích đến ngày 14/02/2023: Tỷ lệ tiêm vắc xin cho đối tượng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi: Mũi 1 đạt 99,2%, Mũi 2 đạt 91%. Tỷ lệ tiêm vắc xin cho đối tượng từ 12 đến dưới 18 tuổi: Mũi 1 đạt 98,6%; Mũi 2 đạt 97,8%; Mũi 3 đạt 91,9%. 2 Tỷ lệ tiêm vắc xin cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1 đạt 99,4%; Mũi 2 đạt 96,1%; Nhắc lại lần 1 đạt 94,1%; Nhắc lại lần 2 đạt 97,1%.

    Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các hoạt động y tế - dân số trên địa bàn ngay từ đầu năm 2023, tập trung vào các hoạt động trọng tâm là:Đẩy mạnh việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa Xuân; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở: Tăng cường điều tra, giám sát, phát hiện sớm, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để dịch lớn xảy ra; đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng ở 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh; thường trực và báo cáo dịch theo quy định; chuẩn bị sẵn sàng đủ thuốc, hóa chất, vật tư để chủ động đối phó với dịch, nhất là khi có tình huống khẩn cấp.Tổ chức tốt việc thường trực và trực cấp cứu 24/24 giờ, khám chữa bệnh cho người bệnh; dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh. Bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời.

    Tình hình nhiễm HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp, tính đến 31/01/2023 có 120/129 xã, phường, thị trấn thuộc 10/10 huyện, thị xã, thành phố có người nhiễm HIV. Tổng số tích lũy toàn tỉnh có 7.701 ca nhiễm HIV, trong đó: 02 ca mắc mới được phát hiện trong tháng; tích lũy số ca AIDS là 5.503, trong đó: Không có ca nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS mới trong tháng; tử vong do AIDS lũy tích 4.051 ca, trong đó 13 ca tử vong mới trong tháng. Tổng số ca nhiễm HIV quản lý được là 3.418 chiếm 93,6% người nhiễm HIV trên địa bàn. Tỷ lệ nhiễm HIV còn sống/dân số 0,53%.

    Tiếp tục thực hiện các hoạt động thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS; giám sát dịch HIV/AIDS; hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tính đến 31/01/2023, đang điều trị và cấp phát thuốc thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại 8 cơ sở điều trị và 35 điểm cho 2.311 bệnh nhân.

    3.2. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm

    Tập trung tăng cường công tác truyền thông, kiểm tra, giám sát VSATTP tại các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, kinh doanh và dịch vụ ăn uống trên địa bàn toàn tỉnh.

    Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện trên địa bàn toàn tỉnh. Lũy tích cấp Giấy chứng nhận hoặc ký cam kết đảm bảo ATTP trên địa bàn toàn tỉnh, đạt 97%. Trong đó: tuyến tỉnh 100%; tuyến huyện 100%; tuyến xã 94,1%. Trong tháng 02trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, không có ca ngộ độc thực phẩm.  

    4. Lao động, việc làm, an sinh xã hội và giảm nghèo

    Lũy kế tạo việc làm mới toàn tỉnh trong 2 tháng đầu năm là2.667 lao động, đạt 29,3% KH năm, tăng 11,76% so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó thông qua cho vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm 1.376 lao động, xuất khẩu lao động 123 lao động, thông qua các chương trình phát triển KTXH 1.168 lao động); riêng trong tháng 2 tạo việc làm mới cho khoảng 1.548 lao động.

    Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đang tích cực triển khai công tác tuyên truyền, tư vấn, tuyển sinh đào tạo nghề cho người lao động. Từ tháng 02/2023 mới thực hiện tuyển sinh được 949 chỉ tiêu trình độ sơ cấp.

    Thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi đối với người có công với Cách mạng; chi trả đầy đủ trợ cấp ưu đãi hằng tháng cho đối tượng người có công và thân nhân; ban hành các quyếtđịnh chi trả trợ cấp hàng tháng, mai táng phí, trình UBND tỉnh ban hành quyết định mai táng phí cho các đối tượng theo quy định.Di chuyển 03 hồ sơ liệt sĩ trong nội tỉnh.

    III. Quốc phòng - anh ninh, trật tự và đối ngoại

    Thực hiện tốt công tác quân sự quốc phòng địa phương, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; an ninh trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào và các địa bàn vùng sâu, vùng xa được giữ vững, ổn định, không phát sinh vấn đề phức tạp. Các lực lượng chức năng đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể nắm chắc tình hình, tích cực mở các đợt tấn công trấn áp các loại tội phạm, nhất là các loại tội phạm về ma túy, mua bán người, kinh tế, môi trường; triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông; giải quyết tốt các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, di cư tự do, vi phạm quy chế biên giới; phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tà đạo.

    Tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), các tỉnh Đông Bắc của Thái Lan. Thực hiện hiệu quả các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển bền vững. Phối hợp chặt chẽ với các nước trong công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới và hoạt động tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở theo quy định hiện hành. Duy trì và mở rộng quan hệ với các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; tiếp tục vận động và sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ.  

  • ĐƯỜNG DÂY NÓNG
    Văn phòng Sở KH & ĐT
    0215.382.5409
    Phòng Đăng ký kinh doanh
    0215. 382.5896
    Trung tâm Xúc tiến đầu tư
    0215.383.8686
  • Thắp sáng đường quê