Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch Đầu tư
  • 1 5 4 7 0 5 5
    Hôm nay
    Hôm qua
    Tuần này
    Tuần trước
    Tháng này
    Tháng trước
    Tất cả các ngày
    18
    27
    57
    1546826
    670
    675
    1547055
    LIÊN KẾT WEB
  • Tình hình triển khai thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên năm 2018
  • Thời gian đăng: 27/09/2019 09:55:38 PM
  • \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n

    \r\n I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRONG NĂM 2018

    \r\n

    \r\n 1. Về giáo dục và đào tạo

    \r\n

    \r\n Trong năm 2018 tiếp tục thực hiện các chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã tổ chức triển khai nhiều chương trình, hành động cụ thể đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh có chuyển biến tích cực đạt được nhiều thành tựu cả về quy mô và chất lượng. Tiến hành rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp điều chỉnh quy mô lớp học, tăng số học sinh/lớp ở các cấp học. Tuyên truyền vận động tối đa dân số trong độ tuổi đến trường, duy trì sỹ số học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên. Cụ thể như sau:

    \r\n

    \r\n - Tỷ lệ huy động trẻ từ 3 đến dưới 36 tháng tuổi ra lớp đạt 34,5%, tăng 0,6% so với năm 2017, chưa đạt so với mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đến năm 2020 là trên 50%). Huy động trẻ 3-5 tuổi học mẫu giáo đạt 98,1%, giảm 0,6% so với năm 2017, vượt 0,1% so với mục tiêu năm 2020 (Mục tiêu đến năm 2020 là 98%). Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 99,5%, giảm 0,2% so với năm 2017, chưa đạt so với mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đến năm 2020 là trên 99,6%). Trẻ 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,8%, tăng 0,1% so với năm 2017, vượt 0,3% so với mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đến năm 2020 là 99,5%). Trẻ 11-14 tuổi học THCS đạt 95,3%, tăng 0,6% so với năm 2017, vượt 0,3% so với mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đến năm 2020 là 95%). Trẻ 15-18 tuổi học THPT đạt 63,0%, tăng 5,3% so với năm 2017, chưa đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đến năm 2020 là trên 70%).

    \r\n

    \r\n - Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98,24%, giảm 0,46% so với năm 2017, chưa đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đến năm 2020 là trên 99%). Học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,77%, tăng 0,07% so với năm 2017, vượt 0,27% so với mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đến năm 2020 là trên 99,5%). Học sinh tốt nghiệp THPT quốc gia toàn tỉnh đạt 97,32%, giảm 1,6% so với năm 2017, vượt 0,32% so với mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đến năm 2020 là trên 97%).

    \r\n

    \r\n - Đối với mục tiêu số trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn Quốc gia: Hiện toàn toàn tỉnh có 312/498 trường mầm non và phổ thông đang hoạt động giáo dục đạt chuẩn quốc gia (tương đương 62,6%) tăng 3,8% so với năm 2017[1], vượt 2,65% so với mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đến năm 2020 là trên 60%).

    \r\n

    \r\n - Mục tiêu đạt chuẩn xóa mù chữ và phổ cấp giáo dục các cấp: Cơ bản đảm bảo thực hiện theo mục tiêu định hướng đặt ra, cụ thể:

    \r\n

    \r\n + Toàn tỉnh có 100% số xã và huyện duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục THCS mức độ 1; xóa mù chữ mức độ 1 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2. Có 119/130 xã và 03/10 huyện, thị đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; 78/130 xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

    \r\n

    \r\n + Toàn tỉnh có 88/130 xã (tương đương 67,7%) và 03/10 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, tương đương so với năm 2017, đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 60% số xã và 03 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3).

    \r\n

    \r\n + Toàn tỉnh có 21/130 xã (tương đương 16,2%) và 01/10 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, tăng 04 xã so với năm 2017, chưa đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 60% số xã và 03 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3).

    \r\n

    \r\n + Toàn tỉnh có 78/130 xã (tương đương 60%) và 02/10 huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, tăng 06 xã so với năm 2017; 119/130 xã và 03/10 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, tương đương so với năm 2017, chưa đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đến năm 2020 là toàn tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2).

    \r\n

    \r\n 2. Về lao động và đào tạo nghề

    \r\n

    \r\n Cơ cấu lao động theo ngành lĩnh vực có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm. Tỷ lệ lao động trong ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2018 là 62,28%, giảm 1,32% so với năm 2017; Tỷ lệ lao động trong ngành Công nghiệp - xây dựng năm 2018 là 12,68%, tăng 0,26% so với năm 2017; Tỷ lệ lao động trong ngành Dịch vụ năm 2018 là 25,04%, tăng 1,06% so với năm 2017, chưa đạt mục tiêu đề án (Mục tiêu đề án đến năm 2020: Lao động khu vực Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 58,7%; Công nghiệp - xây dựng 15,6%; Dịch vụ 25,7%).

    \r\n

    \r\n Chỉ tiêu đào tạo nghề và giải quyết việc làm hàng năm được đảm bảo, đạt mục tiêu đề án: Năm 2018 giải quyết việc làm cho 9.528 lao động, tăng 5,33% so với năm 2017; Đào tạo nghề cho 7.995 lao động, tăng 1,27% so với năm 2017 (Mục tiêu đề án đến năm 2020: Mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 7.800-8.200 lao động; tạo việc làm mới cho trên 8.500 lao động/năm).

    \r\n

    \r\n 3. Về thể chất nguồn nhân lực

    \r\n

    \r\n Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình mục tiêu Y tế dân số, với mục tiêu bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế từng bước được nâng lên. Từ đó, góp phần quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và thể chất của người dân, là nền tảng bền vững của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

    \r\n

    \r\n Tuổi thọ trung bình của tỉnh có sự tăng lên, tuy nhiên mức độ tăng còn thấp. Năm 2018 tuổi thọ trung bình là 67,9 tuổi (trong đó: nam 65,3 tuổi và nữ 70,67 tuổi), tăng 0,27 tuổi so với năm 2017, chưa đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đề án đến năm 2020 tuổi thọ trung bình là 75 tuổi).

    \r\n

    \r\n Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân năm 2018 là 16,6%, giảm 1% so với năm 2017, chưa đảm bảo nhịp độ giảm hàng năm so với mục tiêu của Đề án (Mục tiêu Đề án đến năm 2020 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 10%).

    \r\n

    \r\n 4. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức

    \r\n

    \r\n Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã gắn với quy hoạch và sử dụng cán bộ. Đa số cán bộ công chức, viên chức đã chủ động, tích cực và có ý thức hơn trong việc học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho bản thân. Nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng có sự đổi mới, cơ bản phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương, phương pháp giảng dạy được hiện đại hóa bằng việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cụ thể như sau:

    \r\n

    \r\n - Cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện tính đến cuối năm 2018: Có 85,7% cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, tăng 5,7% so với năm 2017, chưa đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đề án đến năm 2020 là 100%); có 83% cán bộ công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ, tăng 13% so với năm 2017, đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đề án hằng năm đạt ít nhất 80%); có 72% cán bộ, công chức được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ, giảm 13% so với năm 2017, đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đề án hằng năm đạt ít nhất 70%).

    \r\n

    \r\n - Đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đến năm 2018: Có 88,34% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, tăng 4,84% so với năm 2017, chưa đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đề án đến năm 2020 là 100%); có 99,6% công chức xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, tăng 1,9% so với năm 2017, đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đề án đến năm 2020 là 90%); có 44% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ lý luận từ trung cấp lý luận chính trị trở lên, tăng 2,04% so với năm 2017, chưa đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đề án đến năm 2020 là 50%); có 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, phương pháp, đạo đức công vụ, giảm 10% so với năm 2017, đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đề án hằng năm đạt ít nhất 60%).

    \r\n

    \r\n - Đối với viên chức tính đến năm 2018: Có 25,7% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, tăng 24,7% so với năm 2017, chưa đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đề án đến năm 2020 là 60%); có 76,8% viên chức được bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành, tăng 4,8% so với năm 2017, đạt mục tiêu đến năm 2020 (Mục tiêu đề án hằng năm đạt ít nhất 60%).

    \r\n

    \r\n 5. Đánh giá chung

    \r\n

    \r\n 5.1. Kết quả đạt được

    \r\n

    \r\n Quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đã có bước phát triển tích cực và đạt được những kết quả tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và Đề án đề ra. Quy mô nguồn nhân lực tăng, cơ cấu lao động có những chuyển dịch tích cực từ khu vực nông, lâm nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ; trình độ chuyên môn cũng như thể chất nguồn nhân lực có những cải thiện tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đến hết năm 2018, cơ cấu lao động khu vực Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 62,28%, cao hơn so với mục tiêu Đề án là 3,58%; Công nghiệp - xây dựng là 12,68%, thấp hơn so với mục tiêu Đề án là 2,92%; Dịch vụ là 25,04%, thấp hơn so với mục tiêu Đề án là 0,66%). Tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt 98,1%, vượt 0,1% so với mục tiêu Đề án; Trẻ 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,8%, vượt 0,3% so với mục tiêu Đề án; học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,7%, vượt 0,2% so với mục tiêu Đề án; Trẻ 11-14 tuổi học THCS đạt 95,3%, vượt 0,3% so với mục tiêu Đề án; Học sinh tốt nghiệp THPT quốc gia toàn tỉnh đạt 97,32%, vượt 0,32% so với mục tiêu Đề án. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm đạt 16,6%, cao hơn so với mục tiêu Đề án là 6,6%.

    \r\n

    \r\n Tuy nhiên, so với mặt bằng chung toàn quốc cũng như trong khu vực thì các điều kiện về kinh tế, xã hội và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên vẫn ở mức thấp và còn nhiều khó khăn. Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu đưa tỉnh Điện Biên trở thành tỉnh có trình độ phát triển trung bình vào năm 2020 vẫn là nhiệm vụ rất quan trọng trong thời gian tới.

    \r\n

    \r\n 5.2. Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

    \r\n

    \r\n a. Tồn tại, khó khăn, vướng mắc thực hiện Đề án

    \r\n

    \r\n - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện Đề án tại một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa được quan tâm đúng mức.

    \r\n

    \r\n - Chất lượng nguồn nhân lực mặc dù đã có những cải thiện tích cực song chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và còn thấp hơn so với mặt bằng chung. Kết quả đào tạo nghề mới chỉ tập trung về số lượng là chính, chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chương trình đào tạo nghề còn mang tính hình thức, chưa được thường xuyên cập nhật, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động; chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa cao, chưa gắn với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương.

    \r\n

    \r\n - Số doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người lao động để sử dụng còn hạn chế; lao động có việc làm sau đào tạo chủ yếu là tự tạo việc làm; các nghề trọng điểm được đầu tư như lâm sinh, chế biến mủ cao su... chưa thu hút được nhiều người lao động tham gia học nghề.

    \r\n

    \r\n - Tỷ lệ huy động trẻ từ 03 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi ra lớp còn thấp. Chất lượng giáo dục ở một số vùng khó khăn, biên giới chưa cao.

    \r\n

    \r\n - Yêu cầu nâng cao thể chất nguồn nhân lực cũng còn nhiều hạn chế. Tuổi thọ bình quân tăng chậm và còn có khoảng cách khá xa so với tuổi thọ bình quân chung toàn quốc. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi cao gấp 2,3 lần, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi cao gấp 1,8 lần và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao gấp 1,34 so với bình quân chung toàn quốc.

    \r\n

    \r\n - Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức còn chồng chéo, trùng lặp về nội dung, còn nặng về lý thuyết, ít thực hành các kỹ năng, xử lý tình huống.

    \r\n

    \r\n - Hầu hết các ngành và các huyện, thị chưa thực hiện nghiêm túc việc báo cáo định kỳ tình hình thực hiện Đề án, dẫn đến việc tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chung của toàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn.

    \r\n

    \r\n b. Nguyên nhân khó khăn vướng mắc

    \r\n

    \r\n - Công tác tuyên truyền quán triệt, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra thực hiện Đề án chưa thường xuyên, còn nhiều mặt hạn chế.

    \r\n

    \r\n - Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh còn khó khăn, trình độ học vấn và dân trí thấp nên sản xuất của tỉnh vẫn còn lạc hậu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn cao. Nền kinh tế có xuất phát điểm thấp và chậm phát triển nên trên địa bàn tỉnh hầu như chưa có các cơ sở sản xuất lớn, các khu công nghiệp để thu hút sử dụng ổn định nhiều lao động.

    \r\n

    \r\n - Năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh còn hạn chế; mạng lưới cơ sở đào tạo còn chưa hoàn thiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện còn thiếu, chưa được đầu tư đồng bộ.

    \r\n

    \r\n - Số lượng giáo viên còn thiếu, đặc biệt là ở cấp học mầm non. Cơ sở vật chất trường lớp học ở vùng sâu vùng xa còn khó khăn thiếu thốn.

    \r\n

    \r\n - Tổ chức mạng lưới y tế tuyến cơ sở còn có những hạn chế, bất cập về quản lý nhà nước. Thiếu bác sĩ chuyên khoa sâu, kỹ thuật viên tại tuyến tỉnh, huyện. Công tác y tế chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc thực hiện xã hội hóa y tế còn khó khăn, đầu tư cơ sở vật chất cho ngành y tế chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.

    \r\n

    \r\n - Chính sách đãi ngộ chưa thực sự hấp dẫn để thu hút các cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân kỹ thuật cao về tỉnh công tác lâu dài để xây dựng và phát triển kinh tế địa phương.

    \r\n

    \r\n II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRONG NĂM 2019

    \r\n

    \r\n - Tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, quản lý của chính quyền các cấp, chỉ đạo việc tuyên truyền, quán triệt và thực hiện tốt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2020. Xác định phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, có ý nghĩa quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

    \r\n

    \r\n - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và việc làm đối với người lao động. Tích cực, chủ động, tăng cường triển khai công tác tuyển sinh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhất là đối với hệ cao đẳng, trung cấp.

    \r\n

    \r\n - Tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và hướng nghiệp của địa phương; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cần thiết để triển khai hoạt động đào tạo nghề.

    \r\n

    \r\n - Đổi mới nội dung chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động; phù hợp với điều kiện sản xuất, tăng thời lượng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề, giảm thời lượng lý thuyết; trang bị cho người học kiến thức về an toàn lao động, ý thức tác phong công nghiệp, kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, kiến thức về quản lý doanh nghiệp, nhằm tạo được sức hút đối với lao động.

    \r\n

    \r\n - Sắp xếp tổ chức lại hệ thống mạng lưới các cơ sở giáo dục và tăng tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi đến trường. Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập, xóa mù chữ. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

    \r\n

    \r\n - Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dân số trên các mặt: chăm lo công tác y tế, bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm sức khỏe, nâng cao thể trạng, thể lực, trí tuệ của người dân; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cộng đồng về dân số kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho nhân dân.

    \r\n

    \r\n - Tập trung triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức theo từng năm và giai đoạn đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã để đạt chuẩn.

    \r\n

    \r\n III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

    \r\n

    \r\n - Yêu cầu các Sở, ngành quản lý lĩnh vực đào tạo, dạy nghề, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao thể chất nguồn nhân lực phải chủ động trong tổ chức thực hiện, định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Đề án với UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan tổng hợp chung) nhằm đảm bảo công tác theo dõi, đánh giá và kịp thời có chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

    \r\n

    \r\n  

    \r\n \r\n
  • Tác giả:
  • Nguồn tin:
  • ĐƯỜNG DÂY NÓNG
    Văn phòng Sở KH & ĐT
    0215.382.5409
    Phòng Đăng ký kinh doanh
    0215. 382.5896
    Trung tâm Xúc tiến đầu tư
    0215.383.8686
  • Thắp sáng đường quê