Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch Đầu tư
  • 1 5 4 7 0 5 5
    Hôm nay
    Hôm qua
    Tuần này
    Tuần trước
    Tháng này
    Tháng trước
    Tất cả các ngày
    18
    27
    57
    1546826
    670
    675
    1547055
    LIÊN KẾT WEB
  • Giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác CCHC trong lĩnh vực các chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thời gian đăng: 29/11/2023 02:44:18 PM
  • Khó khăn chung của các Chương trình mục tiêu quốc gia

    - Số lượng văn bản quy định, hướng dẫn liên quan đến việc tổ chức thực hiện nhiều, có nội dung chưa thống nhất phần nào cũng gây khó khăn cho việc nghiên cứu áp dụng thực hiện; việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, giải quyết trả lời của Trung ương và việc Bộ Tài chính phân bổ chi tiết đến từng nội dung, nhiệm vụ, tiểu dự án đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

    -  Chính phủ, các bộ ngành trung ương ban hành văn bản hướng dẫn và giao vốn kế hoạch trung hạn vốn đầu tư và hàng năm còn chậm (quý II năm 2022 mới giao), dẫn đến địa phương triển khai chưa đảm bảo tiến độ theo yêu cầu. Riêng đối với kế hoạch vốn hàng năm do giao chậm nên năm 2022 phải thực hiện cả năm 2021 chuyển sang, nên phải chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư số lượng dự án rất lớn, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia.

    - Việc lồng ghép các nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã được tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện theo đúng quy định, các chương trình, dự án sử dụng vốn NSTW và NSĐP đã được lập và giao kế hoạch trung hạn trong năm 2021; tuy nhiên, nguồn vốn trung hạn các chương trình mục tiêu quốc gia được Chính phủ giao vào quý II năm 2022, mặt khác theo Quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP thì việc trình HĐND tỉnh ban hành cơ chế lồng ghép vốn cũng dẫn đến việc triển khai thực hiện việc lồng ghép giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia, và giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác còn hạn chế.

    - Để đảm bảo thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của chương trình đề ra, tỉnh đã lồng ghép các công trình sử dụng  vốn NSĐP và nguồn vốn thuộc chương trình dự án khác. Ngoài ra, đối với các chương trình mục tiêu quốc gia còn thiếu nguồn lực tỉnh Điện Biên đã chủ động rà soát điều chỉnh lồng ghép danh mục nguồn lực từ các chương trình dự án khác để đầu tư hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của chương trình.

    - Phân cấp, phân quyền, triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư xây dưng các công trình, dự án cơ sở hạ tầng liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần thực hiện nhiều quy trình, thục tục liên quan đến các Luật: Xây dựng, Đấu thầu, Đất đai, Môi trường, Lâm nghiệp; đặc biệt là có dự án liên quan đến chuyển mục đích SDR tự nhiên theo quy định thuộc thẩm quyền cho phép của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nên thường mất nhiều thời gian để thực hiện (Cụ thể để hoàn thành 01 hồ sơ này được Thủ tướng phê duyệt để triển khai thực hiện thời gian bình quân mất khoảng 15 tháng, trong đó tại địa phương thực hiện mất 3 tháng và tại trung ương mất 12 tháng), ảnh hướng rất lớn đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn.

    - Là địa phương được thụ hưởng cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia theo các Quyết định phê duyệt của Thủ tướng chính phủ, đối với từng Chương trình MTQG quy định khá nhiều dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần và nội dung chi tiết thực hiện (khoảng 88 tiểu dự án, nội dung chi tiết, cụ thể tại: Quyết định 1719/QĐ-TTg quy định 10 dự án, 14 tiểu dự án và 24 nội dung chi tiết; Quyết định số 90/QĐ-TTg quy định 7 dự án và 11 tiểu dự án chi tiết; Quyết định số 263/QĐ-TTg quy định 11 nội dung thành phần và 53 nội dung chi tiết); tương ứng giao nhiều nhiệm vụ cho các Bộ, ngành Trung ương và địa phương phải ban hành văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết triển khai thực hiện từ đó dẫn điến việc thực hiện mất nhiều thời gian và nghiên cứu, áp dụng thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn (chờ văn bản hướng dẫn; khi có văn bản hướng dẫn ban hành thì muộn hoặc sau khi ban hành có nội dung không phù hợp dẫn đến khó triển khai thực hiện...). Trong khi đó, hệ thống bộ máy tổ chức quản lý, điều hành từ tỉnh đến cơ sở đều thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, đặc biệt là cấp cơ sở (xã, thôn, bản) năng lực, trình độ, kinh nghiệm cũng như lực lượng cán bộ thực hiện còn rất hạn chế nên việc triển khai thực hiện các chính sách, nội dung hỗ trợ còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, chất lượng và kết quả thực hiện 3 chương trình.

    Bài học kinh nghiệm

    1. Về lãnh đạo, chỉ đạo

    - Cấp ủy, chính quyền các cấp phải quán triệt đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của mình; phải huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội mới có thể thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

    - Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu các Chương trình đã đề ra và điều kiện, tình hình của địa phường cần tập trung xây dựng kế hoạch, xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành, các địa phương; đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, cũng như kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

    - Các cơ quan, ban ngành, chính quyền các địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành, tổ chức triển khai thực hiện.

    2. Về phối hợp thực hiện

    Các cơ quan, ban ngành, chính quyền các địa phương cần tăng cường công tác phối hợp trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện; phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ trì theo lĩnh vực và nêu cao tinh thần chủ động tích cực, tham gia, phối hợp có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt là trong vấn đề tháo gỡ, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các đơn vị triển khai thực hiện.

    3. Về tổ chức triển khai các dự án, chính sách

    - Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, xác định vai trò chủ thể của người dân, đặc biệt là bản thân người nghèo là nhân tố quyết định đến sự bền vững của chương trình giảm nghèo để khơi dậy ý chí tự lực, tự cường trong nhân dân và cộng đồng, tích cực tham gia thực hiện các Chương trình để từng bước vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội.

    - Các cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ sâu sắc về tầm quan trọng của các Chương trình để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ các Chương trình đề ra.

    - Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai trong việc lựa chọn các mục tiêu đầu tư của các chương trình, dự án. Thực hiện đồng thời các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn; tạo nguồn lực tập trung, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn.

    - Nguồn lực nhà nước đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc triển khai thực hiện có hiệu quả của các Chương trình, do vậy cần được ưu tiên và bố trí kịp thời.

    - Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phần quyền cho các địa phương để chủ động, linh hoạt trong quá trình điều hành tổ chức thực hiện các Chương trình; Trung ương không phân bổ chi tiết nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ của các Chương trình.

  • Tác giả: Phòng NN&PTNT
  • ĐƯỜNG DÂY NÓNG
    Văn phòng Sở KH & ĐT
    0215.382.5409
    Phòng Đăng ký kinh doanh
    0215. 382.5896
    Trung tâm Xúc tiến đầu tư
    0215.383.8686
  • Thắp sáng đường quê