Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch Đầu tư
  • 1 5 4 7 0 5 5
    Hôm nay
    Hôm qua
    Tuần này
    Tuần trước
    Tháng này
    Tháng trước
    Tất cả các ngày
    18
    27
    57
    1546826
    670
    675
    1547055
    LIÊN KẾT WEB
  • báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP tháng 8 năm 2023
  • Thời gian đăng: 22/08/2023 06:56:04 AM
  • 1. Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh

    a) Các hoạt động nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh

    Tập trung phối hợp với các ngành, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai đầy đủ và có hiệu quả các hoạt động về phòng, chống dịch bệnh nhóm A; các dịch bệnh mới phát sinh trên thế giới, các nước trong khu vực ASEAN; các bệnh lưu hành tại địa phương như COVID-19, Bệnh than, các bệnh trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng như sởi, bạch hầu…Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ.

    Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở, bảo đảm về nhân lực, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong toàn tỉnh, trong đó tập trung tiêm chủng cho các đối tượng trẻ từ 4 lên 5 tuổi tiêm mũi 1, mũi 2 và các mũi nhắc lại, bổ sung. Công tác phòng, chống các dịch bệnh khác trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện nghiêm túc, chủ động, đồng bộ, đảm bảo có thể chủ động đối phó với dịch khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

    Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tiếp tục được duy trì thực hiện tốt. Tính đến ngày 16/8/2023, toàn tỉnh tổ chức cai nghiện ma túy cho 709 người tại cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh, đạt 64,39%KH/năm, tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước(so với chỉ tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao), đạt 71,61%KH/năm (so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao).Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại 8 cơ sở điều trị và 35 điểm cấp phát thuốc cho 2.380 bệnh nhân, đạt 68,39% kế hoạch. Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tiếp tục được triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh.

    Tiếp tục quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, sữa chữa, nâng cấp hạ tầng cơ sở y tế đầu tư từ các nguồn vốn NSĐP, vốn NSTW và CTMTQG thực hiện trong năm 2023. 03 dự ánthuộc Chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội đã được UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Chủ đầu tư đang tích cực triển khai các công việc tiếp theo của dự án.

    b) Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, vận tải

    Việc tổ chức thành công các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, khai thác, quảng bá có hiệu quả các công trình điểm nhấn như tranh Panorama, Đền thờ liệt sỹ, quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ… cùng với việc gỡ bỏ hạn chế đi lại, nhập cảnh sau dịch Covid đã thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến địa bàn tỉnh. Cụ thể: Lượng khách du lịch trên địa bàn đến tháng 8/2023 ước đạt 700.730 lượt (đạt 75% kế hoạch, tăng 64,22% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó khách quốc tế đạt 5.613 lượt (đạt 56% kế hoạch, gấp 4,13 lần so với cùng kỳ năm 2022); tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 1.225,7 tỷ đồng (đạt 77% kế hoạch, gấp 1,8  lần so với cùng kỳ năm 2022).

    Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai thực hiện rộng khắp gắn với phong trào “xây dựng nông thôn mới” đã góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở cơ sở. Di sản văn hóa của các dân tộc tiếp tục được bảo tồn, phát huy giá trị, đặc biệt là phát huy giá trị di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ trong phát triển kinh tế - xã hội; quan tâm triển khai công tác nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc góp phần gìn giữ vốn tinh hóa văn hóa các dân tộc trong tỉnh.

    Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục được triển khai và nâng cao chất lượng; thành tích thi đấu của các vận động viên ngày càng được nâng cao; đã tham gia 08 giải thi đấu khu vực và toàn quốc đạt 39 huy chương các loại, trong đó có 30 huy chương từ các giải thể thao thành tích cao; tỉnh có 01 vận động viên tham gia đội tuyển Quốc gia Việt Nam, dự giải Vô địch Karate Đông Nam Á tại Philippin đạt 01 HCV, 01 HCĐ; tham gia Seagame 32 tại Campuchia đạt 01 HCV.

    Hoạt động vận tải có chiều hướng tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Dự ước 8 tháng đầu năm 2023, khối lượng hành khách luân chuyển đạt 251,05 triệu HK.Km, tăng 126,52% so với cùng kỳ năm trước, đạt 81,26% so với kế hoạch đề ra năm 2023. Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt hơn 4,81 triệu tấn, tăng 87,36% so cùng kỳ năm trước, đạt 88,19% kế hoạch năm.Khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 234,64 triệu tấn.km, tăng 82,45% so với cùng kỳ năm trước, đạt 77,78% kế hoạch năm. Tổng doanh thu của hoạt động vận tải ước đạt 892,26 tỷ đồng, tăng 92,16% so với cùng kỳ năm trước.

    2. Đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm

    Tập trung triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Tính đến tháng 8/2023: Toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho khoảng 6.095 lao động, đạt 66,97%KH, tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước.

    Các chính sách xã hội như trợ cấp, cứu đói, cấp phát bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện; tiếp tục chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho 34.766 người; nuôi dưỡng 253 đối tượng trong cơ sở bảo trợ xã hội; tổ chức cấp phát khoảng313.395kg gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán cho 4.744 hộ; tặng 47.525 suất quà tết cho gia đình chính sách, hộ nghèovà các đối tượng xã hội khác với tổng giá trị khoảng 18.230 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh xuống còn 30,35%, tổng số hộ nghèo 41.706 hộ.

    Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện hiệu quả, trọng tâm là công tác phối hợp Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Chương trình xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên với số lượng 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh nhận được sự quan tâm ủng hộ của đồng bào trong cả nước.

    3. Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

    3.1. Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:

    Các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của NHNN; luôn chủ động rà soát thông tin, tiếp cận, đồng hành, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thuộc đối tượng thụ hưởng Chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP biết chủ trương chính sách và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục nhận hỗ trợ lãi suất theo quy định.

    Tính đến 31/7/2023, thực hiện thu hồi đủ dư nợ của chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP phát sinh trên địa bàn tỉnh.

    3.2. Kết quả thực hiện các Chương trình tín dụng

    - Cho vay nông nghiệp, nông thôn là 9.723 tỷ đồng (NHTM là 5.350 tỷ đồng, NHCSXH là 4.373 tỷ đồng), tăng 0,77% so với 31/7/2023 (9.723/9.649 tỷ đồng).

    - Cho vay khuyến khích nông nghiệp phát triển công nghệ cao, nông nghiệp sạch là 331 tỷ đồng, không tăng/giảm so với 31/7/2023 (331/331 tỷ đồng);

    - Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là 2.050 tỷ đồng, tăng 0,79% so với 31/7/2023 (2.050/2.034 tỷ đồng);

    - Cho vay các Chương trình tín dụng của NHCSXH tỉnh: Hiện nay, NHCSXH tỉnh đã và đang triển khai cho vay đối với 20 chương trình tín dụng chính sách xã hội tổng dư nợ ước đến 31/8/2023 là 4.373 tỷ đồng.

    3.3. Kết quả thực hiện tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của các NHTM trên địa bàn tỉnh

    Ngân hàng Nhà nước tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh như: chính sách giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng; chương trình cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất; các giải pháp về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; cải cách, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, tăng cường các hoạt động trực tuyến.

    Kết quả thực hiện tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của các NHTM trên địa bàn thực hiện tới 31/7/2023 như sau:

    - Tổng dư nợ lũy kế đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 519,1 tỷ đồng (trong đó nợ gốc 433,8 tỷ và nợ lãi 85,3 tỷ)/193 khách hàng, dư nợ hiện hữu đang được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 11,5 tỷ đồng (trong đó nợ gốc 11,5 tỷ; không có nợ lãi)/6 khách hàng. Tổng dư nợ lũy kế đã được miễn giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ là 17,6 tỷ/151 khách hàng.

    - Doanh số cho vay mới để hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh của các NHTM trên địa bàn lũy kế từ ngày 23/01/2020 là 12.143,4 tỷ. Dư nợ cho vay hiện hữu tính tại thời điểm báo cáo là 210 tỷ/131 khách hàng; chiếm 1,05% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn.

    Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Điện Biên: thực hiện đến 30/6/2023, dư nợ lũy kế được gia hạn nợ 44,6 tỷ/1.775 lượt khách hàng; dư nợ lũy kế được điều chỉnh kỳ hạn nợ là 12,5 tỷ/645 lượt khách hàng; cho vay mới lũy kế đạt 1.813 tỷ/37.334 lượt khách hàng. Thực hiện thu hồi đủ dư nợ của Chương trình cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc.

    3.3. Kết quả cho vay các Chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH thực hiện theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 (gói 19.000 tỷ) tính đến 31/7/2023 đạt269,29 tỷ đồng.

    4. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

    Thực hiện Quyết định số 202/QĐ-TTg ngày 08/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, UBND tỉnh Điện Biên đã giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình tại Quyết định số 414/QĐ-UBND ngày 15/3/2023 và giao chi tiết kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình tại Quyết định số 476/QĐ-UBND ngày 28/3/2023; thực hiện gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định, gồm (1) Dự án đầu tư Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Điện Biên; (2) Dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo và mua sắm trang thiết bị 01 Phòng khám Đa khoa khu vực và 09 Trung tâm Y tế tuyến huyện, tỉnh Điện Biên; (3) Dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 25 trạm y tế tuyến xã, tỉnh Điện Biên.

    Đến hết 31/7/2023, các dự án đã thực hiện giải ngân 2.793 triệu đồng, đạt 1,5% kế hoạch vốn năm 2023. Nguyên nhân tỷ lệ giải ngân đạt thấp là do đến tháng 3/2023 các dự án mới được Thủ tướng Chính phủ giao vốn, sau đó mới đủ điều kiện để UBND tỉnh phân bổ chi tiết kế hoạch vốn năm 2023 và tiếp tục triển khai các thủ tục đấu thầu. Hiện các dự án đang được đẩy mạnh triển khai theo kế hoạch.

    Tại Thông báo 1171/TTg-KTTH ngày 17/12/2022 của Thủ tướng chính phủ về thông báo danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội (đợt 3), tỉnh Điện Biên được bổ sung 60 tỷ đồng để thực hiện đầu tư các cơ sở bảo trợ xã hội, đào tạo và dạy nghề, kết nối và giải quyết việc làm. dự án nâng cấp, mở rộng Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Điện Biên đã được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư; UBND tỉnh phê duyệt dự án và giao bổ sung vốn theo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Hiện dự án đã được cơ quan chuyên môn thẩm định, trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

    5. Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

    Tiếp tục xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, tiến tới Chính quyền số tỉnh Điện Biên. Hiện nay, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến toàn trình trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi giải quyết công việc, tăng tính công khai, minh bạch. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đạt 69%. Thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính gắn với trách nhiệm của người đừng đầu cơ quan, đơn vị, nâng cao chất lượng chuyên môn, đạo đức của cán bộ công chức trong thực thi công vụ.

    Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; kiện toàn cơ cấu, tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ; Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong, số lượng cấp phó của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý; thực hiện tuyển dụng gắn với vị trí việc làm và lộ trình tinh giản biên chế theo hướng công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan tuyển dụng; thực hiện nghiêm các quy định về bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch, kế hoạch bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện nghiêm việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và kỷ luật hành chính. Tiếp tục chấn chỉnh thực hiện tốt hơn chế độ thông tin báo cáo của các cơ quan, ban ngành của các địa phương.

    Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về CCHC, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cải cách TTHC, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2023 theo kế hoạch. Thực hiện tự đánh giá chấm điểm xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh năm 2022 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Theo đó, điểm Chỉ số CCHC(Par index) năm 2022 của tỉnh Điện Biên đạt 86,30/100 điểm, xếp thứ 22/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 02 bậc so với năm 2021, là năm chỉ số CCHC của tỉnh xếp thứ hạng cao nhất từ trước tới nay.

    Tiếp tục vận động xúc tiến, tạo điều kiện để các tập đoàn lớn như Danco, CME, Công ty Cổ phần đầu tư Khu công nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư Đại An, Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư AGroup khảo sát, đề xuất đầu tư một số dự án trên các lĩnh vực. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong thực hiện dự án đầu tư, chỉ đạo các sở ngành tăng cường công tác phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính, đất đai, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Trong 8 tháng đầu năm 2023, UBND tỉnh Điện Biên đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 07 dự án về lĩnh vực thủy điện, thương mại - dịch vụ, nông - lâm nghiệp, khu dân cư với tổng số vốn đăng ký đầu tư 2.888,396 tỷ đồng, giảm 32,95% so với cùng kỳ năm trước. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho tổng số 04 dự án. Luỹ kế202 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư, quyết định chấp thuận nhà đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 45.007,595 tỷ đồng, trong đó: Có 120 dự án hoàn thành đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 13.207,931 tỷ đồng; 82 dự án đang thực hiện đầu tư với tổng số vốn đăng ký thực hiện là 31.799,66 tỷ đồng, tổng vốn giải ngân của các dự án đang thực hiện là 3.028,5 tỷ đồng (bằng 9,5% số vốn đăng ký), trong đó có 16 dự án chậm tiến độ.

    UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị gặp mặt Doanh nghiệp và Nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh vào ngày 31/3/2023 nhằm đánh giá tình hình và giải quyết các tồn tại, khó khăn, vướng mắc thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước, đẩy nhanh tiến độ các dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Ngày 02/8/2023, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ, giải pháp, sử dụng các nền tảng số, từng bước thực hiện chuyển đổi số góp phần giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tối đa hoá hiệu suất làm việc, thích ứng linh hoạt, tăng tính minh bạch và hiệu quả, nâng cao giá trị sản phẩm, tính cạnh tranh làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách liên quan tới hoạt động XTTM, TMĐT đến các tổ chức, doanh nghiệp. Tập trung tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm OCOP, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm, hàng hóa có thế mạnh của tỉnh như: Chè, cà phê, gạo Điện Biên, xi măng và các sản phẩm có chất lượng khác.... đến với người tiêu dùng để tìm kiếm, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

  • Tác giả: BBT
  • ĐƯỜNG DÂY NÓNG
    Văn phòng Sở KH & ĐT
    0215.382.5409
    Phòng Đăng ký kinh doanh
    0215. 382.5896
    Trung tâm Xúc tiến đầu tư
    0215.383.8686
  • Thắp sáng đường quê